Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím

Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím
Ngày đăng: 13/02/2011

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại

Con trưởng thành của sâu đục trái là loại bướm nhỏ, sải cánh rộng 20-22mm, cánh màu trắng. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới tán lá, trong các bụi cỏ dại trên ruộng hoặc xung quanh bờ, đường đi, chiều mát thể bay ra hoạt động. Sau vũ hóa khoảng một ngày, con trưởng thành bắt đầu giao phối, sau đó 2-3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng cụm ở mặt dưới của lá (thường ở lá thứ 4-6 từ ngọn xuống). Một con cái có thể đẻ vài chục trứng (cá biệt trên 200 trứng). Trứng dẹp, màu trắng sữa, xếp thành hình ngói lợp.

Sâu non 1-2 tuổi có kích thước rất nhỏ (dài 1,2-1,8mm), màu phớt xanh, có nhiều lông phủ; 3-4 tuổi có màu trắng đến hồng. Khi đẫy sức sâu có màu hồng đậm, có 4 sọc nâu, dưới bụng màu trắng đục. Sau khi nở vài ngày có thể đục phá trái cà tím.Vết đục nhỏ nên khó phát hiện. Sau đó, sâu ăn rỗng phần xốp thịt trái, lŕm cho trái bị hư, mất giá trị thương phẩm; trái bị hại nặng sẽ không sử dụng được. Trái bị sâu hại nếu gặp mưa dễ bị thối do chỗ đục bị bội nhiễm vi sinh vật. Ngoài đục trái, sâu còn phá hoại cành non, gây héo cành, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào thời kỳ có mưa lớn, ẩm độ không khí cao.

Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trên ngọn cây, trên lá giá, trên thân hoặc dưới thảm thực vật. Nhộng dài 10-12mm, bọc trong hai lớp kén dày màu hồng đậm. Sau khi vào nhộng khoảng 2 tuần thì vũ hóa thành con trưởng thành.Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sau khi thu hoạch cà tím cần dọn hết tàn dư của cây trên ruộng, đem tiêu hủy, đồng thời cày bừa kỹ để diệt nhộng.

- Kiểm tra ruộng thường xuyên, nếu thấy cành non hoặc trái cà bị sâu gây hại cần ngắt bỏ, tiêu hủy để diệt sâu đục thân ở bên trong

- Khi sâu đă chui vào bên trong trái thì việc dùng thuốc phun xịt ở ngoài thường không hiệu quả. Mặt khác vỏ trái cà rất mỏng, khi ăn thường không gọt vỏ, vì thế việc phun thuốc trừ sâu rất dễ gây độc hại cho người sử dụng. Do đó chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và đặc biệt phải tuân thủ quy định về thời gian cách ly của thuốc


Có thể bạn quan tâm

Công bố cách phòng, trừ bệnh xoăn lá trên cây cà chua Công bố cách phòng, trừ bệnh xoăn lá trên cây cà chua

Trước thực trạng nhiều diện tích cà chua trên địa bàn tỉnh mắc bệnh xoắn lá, phòng chức năng vừa công bố cách phòng, trừ loại bệnh này trên cây cà chua.

26/09/2017
Không dùng cà chua Vimina 1, Hawaii 02 làm gốc ghép Không dùng cà chua Vimina 1, Hawaii 02 làm gốc ghép

Để quản lý nguồn hạt giống cung ứng cho sản xuất, không để bệnh virus có điều kiện lây lan từ vườn ươm, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã yêu cầu...

28/09/2017
Hướng dẫn cách trồng cây cà chua và những lưu ý khi chăm sóc cây cà chua Hướng dẫn cách trồng cây cà chua và những lưu ý khi chăm sóc cây cà chua

Cà chua thuộc loại rau ăn quả, có vị chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, nhất là lycopeme rất tốt cho cơ thể.

03/10/2017
Trồng cà chua cherry làm kiểng đón tết Trồng cà chua cherry làm kiểng đón tết

Chúng ta có thể trồng những cây cà chua cherry vào chậu nhỏ, uốn những chùm quả sát vào nhau tạo nên những cây cà lùn đầy trái xen lẫn màu xanh đỏ

11/10/2017
Nhân đàn thiên địch từ rau VietGAP Nhân đàn thiên địch từ rau VietGAP

Xác định các loài thiên địch để nhân nuôi nhằm tăng cường khả năng phòng trừ dịch hại, nâng cao năng suất, chất lượng nông phẩm khi thu hoạch.

11/10/2017