Phòng và trị bệnh tiêu chảy bê nghé hiệu quả và tận gốc
1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy bê nghé
Do ngộ độc thức ăn, nước uống: thức ăn bị ôi thiu, nhiễm các loại nấm mốc độc, các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, các loại phân bón hóa học thuộc nhóm photpho hữu cơ, nhiễm các kim loại nặng,…thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn chứa nhiều nước
Do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn đường ruột: E.coli, Salmonella, họ vi khuẩn yếm khí Clostridium, họ cầu khuẩn Streptococus.
Do nhiễm các loại virus: nhóm Rotavirus, Adenovirus, virus dịch tả trâu bò, virus viêm ruột bò
Do nhiễm ký sinh trùng: giun đủa bê nghé, giun xoan da múi khế, các loại sán lá gan, sán dạ cỏ, các loại sán dây, cầu trùng
Do một số nấm móc có hại trong sản xuất, các loại độc tố lẫn trong thức ăn, nước uống và đường tiêu hóa gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy.
2. Triệu chứng – Nhận biết bệnh
Do nguyên nhân gì dẫn đến tiêu chảy bê nghế đều dẫn đến bằng triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng hoặc toàn nước.
Do tiêu chảy mất nước nên bê nghé gầy còm, ốm yếu, lông xù, kèm theo biểu hiện ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, nếu ỉa chảy kéo dài cơ thể suy nhược hoàn toàn, bê run rẩy đứng không vững. Nếu tiêu chảy nặng có thể bị trụy tim dẫn đến chết.
Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, độc chất virus rồi kế phát vi khuẩn thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm độc huyết và chết.
3. Điều trị bệnh
Trước tiên phải cắt bỏ nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do thức ăn phải thay đổi thức ăn.
Nếu nguyên nhân do vi khuẩn phải dùng kháng sinh, hóa dược để tiêu diệt mầm bệnh, dùng hóa dược để tiêu diệt nấm móc, diệt ký sinh trùng.
Đồng thời điều trị nguyên nhân phải kết hợp với điều trị triệu chứng trước hết bổ sung nước, chất điện giải các yếu tố vi lượng bị mất bằng đường uống khi tiêu chảy nhẹ hoặc truyền tĩnh mạch các dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, dung dịch đường ưu trương 20%, uống dung dịch orezol.
Ngoài ra phải dùng các chất kháng viêm như Dexamethazon kết hợp với các vitamin C, K, B1 để chống xuất huyết đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thê bê nghé.
Với bệnh tiêu chảy bê nghé điều trị kip thời, tích cực, tìm đúng nguyên nhân tỉ lệ chết thấp, bê nhanh chóng hồi phục, không ảnh hưởng đên sự phát triển sau này.
Các loại kháng sinh thường dùng điều trị bệnh tiêu chảy: Tetracyclin, Neomycin, Colistin, Sulphamid, Trimethoprim, Enrofloxacin, Ampicillin, Amoxicyllin.
4. Phác đồ điều trị
Bayer Amoxsol L.A (1ml cho 10kg thể trọng)+ vitamin C + Dexamethazon. Sử dung 2 ngày 1 lần liên tục 4 ngày. Ngày thứ 5 tiêm 10 ml Catosal hoặc 2 ống Becofort
Septotryl Inyectable liều dùng (1ml cho 10kg thể trọng)+ vitamin C + Dexamethazon. Sử dung mõi ngày 1 lần liên tục 4 ngày. Ngày thứ 5 tiêm 10 ml Catosal hoặc 2 ống Becofort
Multibio liều dùng (1ml cho 10kg thể trọng)+ vitamin C. Sử dung 2 ngày 1 lần liên tục 3 lần. Ngày thứ 4 tiêm thêm 10 ml Catosal hoặc 2 ống Becofort
Ví dụ: bê 6 - 7 tháng tuổi dùng 10 ml Amoxsol/10 ml Multibio, 10ml vitamin C, 5 ml Dexa.
BIO-Enrofloxacin 50, liều dùng (1ml cho 10kg thể trọng) + Dexamethazon + vitamin C. Tiêm mõi ngày 1 lần và dùng 3 ngày liên tiếp, ngày thứ 6 tiêm 10 ml catosal hoặc 2 ống Becofort.
5. Phòng bệnh
Để phòng bệnh tiêu chảy bê nghé trước hết bê mới đẻ phải cho bú đầy đủ sữa đầu. Chuồng nuôi phải dọn rửa sạch sẽ mõi ngày.
Đảm bảo chuồng nuôi đủ ấm cho bê về đêm, tránh mưa tạc, gió lùa. Tạo cho bê một gốc ấm về đêm bằng cách lót một lớp rơm khô hoặc cỏ khô hoặc cát nhuyễn hoăc trấu tại một gốc chuồng khô ráu
Không để bê nghé uống phải nước tiểu, phân, nước bẩn ở xung quanh chuồng trại. Nước uông cho bê nghé phải đảm bảo sạch vệ sinh không nhiễm khuẩn, nhiễm độc do phân hóa học, thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
Thức ăn xanh phải rửa sạch, có thể bổ sung các loại vitamin A, D để năng cao sức đề kháng của bê. Thường xuyên tiêu độc chuồng trại nuôi bê, định kỳ tẩy kí sinh trùng theo hướng dẫn của từng loại.
Có thể bạn quan tâm
Bò sữa là loại động vật nhai lại, có dạ dày bốn túi, có khả năng tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn. Nhìn chung, thức ăn dùng nuôi bò sữa đều rẻ tiền, dễ kiếm, đa dạng hơn so với thức ăn nuôi lợn và gia cầm.
Nấm da lông là bệnh thường gặp ở bò sữa và bò nuôi tập trung, đặc biệt là bê sữa một năm tuổi trở lại.
Hiện nay bà con nông dân nhiều địa phương đã chọn nuôi bò cái đẻ để nâng cao mức thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ quy trình, biện pháp khám thai cho bò nhằm rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ và nâng cao hiệu quả kinh tế của bò nuôi. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp khám thai cho bò để bà con tham khảo.