Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn
1. Điều kiện lây truyền bệnh
Điều kiện khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho trứng giun phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa được thực hiện tốt, chưa ủ phân, còn bón phân tươi vào ruộng trồng thức ăn của lợn, nên lợn bị nhiễm giun đũa rất phổ biến.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa của lợn cao ở lứa tuổi từ 1 - 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. Lợn con dưới 2 tháng, tỷ lệ nhiễm giun 39,2%; 3 - 4 tháng tỷ lệ nhiễm 48,0%. Trên 8 tháng tỷ lệ nhiễm 24,9%.
2. Điều trị bệnh
Các hoá dược được dùng có hiệu quả trong điều trị bệnh giun đũa lợn như sau:
- Ivermectin: dùng liều 0,2 mg/kg thể trọng; tiêm cho lợn 1 - 2 liều, cách nhau 2 ngày. Tỷ lệ sạch giun đạt trên 90%.
- Pyrantel: dùng liều 12,5 mg/kg thể trọng. Thuốc trộn với thức ăn. Tỷ lệ sạch giun từ 90 - 100%.
- Levamisol: dùng liều 7,5mg/kg thể trọng. Có thể dùng dung dịch tiêm cho lợn hoặc trộn vào thức ăn cho ăn. Tỷ lệ sạch giun đạt trên 90%.
- Tetramisol: dùng liều 12mg/kg thể trọng. Có thể dùng dung dịch tiêm hoặc trộn vào thức ăn cho ăn. Thuốc này an toàn ít độc đối với gia súc. Tỷ lệ tẩy sạch giun từ 90 - 100%.
- Mebenvet: dùng liều 0,5g/kg thể trọng, dùng 2 - 3 liều liên tục. Trộn với thức ăn cho lợn ăn. Tỷ lệ sạch giun 100%.
Khi tẩy cho lợn, lựa chọn 1 trong các hoá dược trên.
3. Phòng bệnh
- Tẩy giun dự phòng: tẩy giun 4 tháng/1 lần. Nếu sau khi tẩy vệ sinh tốt thì 1 đời lợn bột chỉ cần tẩy 1 lần vào lúc tách mẹ. Dùng 1 trong 4 loại thuốc trên. Đối với lợn đang có thai, đang nuôi con và lợn theo mẹ không nên tẩy giun.
- Bảo đảm vệ sinh chuồng trại và môi trường, hạn chế việc lây nhiễm trứng giun cho lợn, định kỳ phun thuốc sát trùng NaOH 3%.
- Ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...