Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ sinh vật gây hại trà lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam

Phòng trừ sinh vật gây hại trà lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam
Tác giả: Minh Trí
Ngày đăng: 17/05/2019

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vụ Hè Thu 2019, các tỉnh phía Nam đã xuống giống được gần 857.000 ha. Hiện nay, trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và đòng trổ.

Kiên Giang phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa Hè Thu. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Qua khảo sát của ngành chức năng đã ghi nhận một số đối tượng sinh vật gây hại trên trà lúa như: hơn 770 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, hơn 500 ha nhiễm vàng lùn và lùn xoắn lá, gần 5.200 ha nhiễm đạo ôn lá và gần 200 ha nhiễm đạo ôn cổ bông, trên 1.545 ha bị bệnh lem lép hạt, 1.440 ha bị chuột cắn phá... tập trung tại một số tỉnh như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng…

Trước tình hình trên, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khuyến cáo các địa phương trong khu vực theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh trên trà lúa Hè Thu 2019 để có biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả.

Các địa phương chú trọng việc phòng chống hạn mặn đang diễn biến phức tạp  nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cây lúa, tổ chức thăm đồng thường xuyên để ứng phó sâu bệnh gây hại kịp thời, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình canh tác để giành những vụ mùa bội thu, theo dõi diễn biến rầy vào đèn để khuyến cáo xây dựng lịch thời vụ xuống giống né rầy vụ Hè Thu chính vụ sắp tới.

Đáng chú ý, bà con cần kiểm tra thường xuyên ruộng lúa để khi thấy rầy cám xuất hiện với mật số cao phải xử lý thật tốt bằng một trong nhưng loại thuốc chống lột xác nhằm đảm bảo không cho rầy tích lũy mật số và gia tăng mật số gây hại ở các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ trên trà lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ nhất là trên những thửa ruộng gieo trồng giống nhiễm bệnh, sạ dày, bón nhiều phân đạm,…nên nông dân cần tăng cường theo dõi,  kiểm tra ruộng lúa để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời, mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang đã xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Do vậy, các địa phương cần thực hiện tốt lịch xuống giống đồng loạt và né rầy trên địa bàn của mình để chủ động phòng ngừa không cho tái diễn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên trà lúa vụ Hè Thu chính vụ sắp tới và lây lan ra diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thỏ sạch bằng thảo dược, lời khủng 3 tỷ mỗi năm Nuôi thỏ sạch bằng thảo dược, lời khủng 3 tỷ mỗi năm

Dùng thảo dược tự nhiên để cho thỏ ăn, tạo sức đề kháng cho thỏ ngay từ khi mới sinh... đó là cách làm của các hộ chăn nuôi thỏ ở Ba Vì - Hà Nội

18/04/2019
Thu tiền tỷ từ sản xuất giống nhuyễn thể Thu tiền tỷ từ sản xuất giống nhuyễn thể

Mỗi năm cơ sở cung cấp ra thị trường khoảng 2,5 triệu mảnh hàu giống; mức giá ổn định là 2.000 đồng/mảnh; sau khi trừ chi phí anh thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.

07/05/2019
Nữ tiến sỹ kích thu nhập lên tiền tỷ cho nông dân nhờ dược liệu quý Nữ tiến sỹ kích thu nhập lên tiền tỷ cho nông dân nhờ dược liệu quý

Đây loại dược liệu quý với nhiều tác dụng như bổ thận âm, bổ thận dương, tăng cường gân cốt, khử phong thấp… mang lại thu nhập tiền tỷ cho người dân.

14/05/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.