Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ sâu vẽ bùa hại măng cụt

Phòng trừ sâu vẽ bùa hại măng cụt
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ Thực vật
Ngày đăng: 27/06/2018

Mặc dù là loại cây trồng lâu cho trái nhưng măng cụt là trái cây có phẩm chất ngon và giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng măng cụt ngày càng phát triển. Trong các loại cây trồng, măng cụt ít sâu bệnh nhất, song trong giai đoạn ra đọt non, măng cụt rất thường bị sâu vẽ bùa tấn công, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Trưởng thành của sâu vẽ bùa là một loài bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2mm. Toàn thân màu vàng nhạt, có ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, trên cánh có một số vệt màu nâu. Trứng rất nhỏ hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt, sắp nở có màu vàng nhạt. Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm. Nhộng có gai nhỏ trên đầu. Khi mới hóa nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.

Bướm ban ngày ở dưới mặt lá, hoạt động mạnh vào lúc chiều tối, rất ít vào đèn. Bướm đẻ trứng rãi rác trên các đọt non, có thể được đẻ hai bên mặt lá, nhưng thường ở mặt dưới và nằm dọc theo gân chính của lá, một con cái có thể đẻ đến 50 trứng. Sâu non ngay sau khi nở đục thành đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc. Sâu ăn tới đâu thì bài tiết phân đến đó, vệt phân kéo dài như một sợi chỉ. Đường đục rộng dần và kéo dài theo tuổi sâu. Sâu hóa nhộng tại mép lá bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén. Một lá măng cụt có thể có nhiều sâu gây hại, tạo thành những đường trắng vòng vèo trên mặt lá nên được gọi là sâu vẽ bùa. Lá bị sâu hại uốn cong và biến dạng, giảm khả năng quang hợp, bị khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Sâu gây hại rất sớm khi măng cụt vừa ra lá non. Sâu vẽ bùa phát sinh quanh năm và gây hại bất cứ lúc nào khi trên cây có đọt non.

Sâu vẽ bùa có nhiều loài ong ký sinh nhộng và sâu non, trong đó phổ biến là các loài Ageniaspis citricola và Cirrospillus phyllocnistoides, đôi khi tỷ lệ ký sinh lên đến 70-80%. Ngoài ra, còn có các loài ăn thịt như kiến vàng, bọ rùa,….

Biện pháp phòng trừ:

- Bón phân hợp lý cho cây ra đọt non tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu, phun thuốc phòng trừ dễ dàng.

- Nuôi kiến vàng trong vườn cũng hạn chế sự gây hại của sâu vẽ bùa.

- Phun thuốc hóa học hoặc dầu khoáng khi cây ra đọt non. Sử dụng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Polytrin 440EC, Brightin 1.8EC,..


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cây bơ giai đoạn làm bông Chăm sóc cây bơ giai đoạn làm bông

So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió

27/06/2018
Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho quả sai trĩu cành, ăn không xuể Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho quả sai trĩu cành, ăn không xuể

Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho năng suất cao cần để ý tới không khí, đất trồng hay cách chăm sóc trong giai đoạn ra hoa đậu quả.

27/06/2018
Trồng cây lựu trước nhà mang vượng tài tới cho gia đình nhà chủ Trồng cây lựu trước nhà mang vượng tài tới cho gia đình nhà chủ

Kỹ thuật trồng cây lựu cho quả sai trĩu cành ngoài yếu tố đất trồng, giống tốt thì cũng cần có cách chăm sóc đặc biệt.

27/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.