Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ sâu bệnh hại mai vàng

Phòng trừ sâu bệnh hại mai vàng
Tác giả: Huỳnh Hữu Đoàn - Trạm Trồng trọt Bảo vệ thực vật Châu Thành
Ngày đăng: 22/01/2019

Hàng năm trong dịp Tết Nguyên Đán, thị trường hoa nhộn nhịp với nhiều loại hoa khoe sắc thắm, trong đó hoa mai là loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Hoa mai không chỉ làm đẹp cho ngày Tết mà còn mang lại thu nhập không nhỏ cho người trồng hoa, từ những cây mai cổ thụ đến mai kiểng Bonsai. Để có những cây mai rực rỡ, người trồng hoa phải dày công chăm sóc trong thời gian khá dài từ bón phân, tưới nước, uốn, tỉa cành đến khâu quản lý dịch hại. Hiện nay, trên một số vườn mai vàng đang bị các đối tượng sâu bệnh gây hại như bọ trĩ, bệnh đốm rong và bệnh cháy lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, nếu không phòng trị kịp thời cây sẽ ra hoa ít, giảm vẻ mỹ quan.

Dịch hại phổ biến nhất trên mai vàng là bọ trĩ (bù lạch). Bọ trĩ thuộc họ Bọ trĩ (Thrippidae) bộ cánh tơ (Thysanoptera). Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng. Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt. Bọ trĩ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không cánh. Trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non. Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở mặt dưới lá non, gân lá non, ít di chuyển, chích hút dinh dưỡng làm lá biến màu và cong queo. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém. Bọ trĩ thường hiện diện với mật số cao. Vì kích thước bọ trĩ quá nhỏ, nông dân khó thấy bằng mắt thường (nếu không có kính lúp) nên thường lầm tưởng do nấm bệnh gây ra. Bọ trĩ phát sinh nhiều trong mùa nắng, khi thời tiết nóng và khô là điều kiện thích hợp cho bọ trĩ phát triển mạnh. Vòng đời bọ trĩ rất ngắn, nên chúng nhân mật số rất nhanh. Quan sát thấy xuất hiện bọ trĩ, dùng máy bơm nước phun mạnh lên tán cây. Khi mật số bọ trĩ cao sử dụng Dầu khoáng SK EnSpray 99 hoặc các loại thuốc như Chess 50WG, Gepa 50WG,... phun kỹ mặt dưới lá. Bọ trĩ rất mau kháng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc luân phiên.

Bên cạnh, bệnh cháy lá khá phổ biến trên mai vàng. Bệnh cháy lá do nấm Pestalotia funerea gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Triệu chứng nhận biết đầu tiên ở chóp lá và mép lá bị cháy thành từng mãng, màu nâu xám. Về sau vết bệnh lan dần vào trong phiến lá, tạo thành những mãng lớn, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Bệnh nặng có khi cháy hơn nữa lá, làm giảm khả năng quang hợp. Lá bị bệnh chuyển màu vàng và rụng sớm, cây mai bị bệnh trông rất xơ xác. Bệnh thường phát sinh trên các lá già, lá non ít bị bệnh. Bệnh thường phát sinh trên những cây mai cằn cỗi, ít chăm sóc, nhất là mai trồng trong chậu ít được bón phân. Khi phát hiện bệnh nên chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối NPK; ngắt bỏ và thu dọn các lá bệnh rụng dưới gốc, phun các loại thuốc gốc đồng như COC 85, Norshield 86.2 WG , Funguran hoặc Polyram 80DF…

Ngoài bệnh cháy lá, bệnh đốm rong là một trong những bệnh phổ biến trên cây mai vàng. Bệnh do một loại tảo gây ra có tên là Cephaleuros virescenns. Bệnh thường gây hại trên lá, bệnh nặng gây hại cả trên thân và cành. Triệu chứng phát hiện trên lá có những đốm tròn khoảng 3-5mm, mọc hơi nhô lên bề mặt lá, nhìn giống như một lớp nhung mịn, có màu xanh xám hoặc màu đỏ nâu, khi vết bệnh cũ chuyển sang màu xám nâu. Khi gặp điều kiện thích hợp, vết bệnh lan rộng nhanh, có khi bằng đầu ngón tay, ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy mô lá bị hoại và cả sợi tảo mọc xuyên qua có màu đỏ nâu. Bệnh nặng, trên lá có rất nhiều đốm chi chít dày đặc, phủ kín mặt lá. Bệnh thường xuất hiện trên những lá đã trưởng thành. Trên thân, cành, vết bệnh có hình tròn hoặc hình bầu dục sau đó lớn dần thành từng mãng, trên vết bệnh có lớp tơ mịn màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ nâu. Nguồn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, ở những vườn mai trồng dày thiếu thông thoáng hoặc những cây mai lâu năm. Để phòng trừ bệnh đốm rong nên thường xuyên tỉa bỏ các cành rườm rà, tạo thông thoáng cho cây. Không nên đặt những chậu mai quá khít nhau. Khi phát hiện bệnh đốm rong trên lá, sử dụng thuốc gốc đồng hoặc thuốc gốc lưu huỳnh (Kumulus, Sulox,…) phun trên lá. Nếu bệnh trên thân, cành có thể sử dụng thuốc gốc đồng quét lên thân, cành. Trên những cây mai thường xuyên bị nhiễm bệnh đốm rong có thể dùng vôi quét lên thân vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa để phòng ngừa bệnh.

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Kỷ Hợi 2019 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Kỷ Hợi 2019

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên đán là phương pháp được nhiều người quan tâm trong những ngày cuối năm này.

21/01/2019
Giải pháp chống rét cho mạ của nông dân miền núi Nghệ An Giải pháp chống rét cho mạ của nông dân miền núi Nghệ An

Bà con nông dân Anh Sơn đang khẩn trương sử dụng nhiều biện pháp để chống rét cho mạ nhằm giảm thiểu lượng mạ chết rét và giúp thóc giống nảy mầm thuận lợi.

22/01/2019
Tăng thu nhập từ mô hình kép Tăng thu nhập từ mô hình kép "trồng rau - nuôi cá"

Mô hình kết hợp trồng rau và nuôi cá trong chu trình khép kín ở quy mô hộ gia đình, tôi thấy mình có thể áp dụng. Chất thải của cá có hàm lượng dinh dưỡng cao

22/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.