Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ sâu bệnh hại bòn bon

Phòng trừ sâu bệnh hại bòn bon
Tác giả: Bạn Nhà Nông
Ngày đăng: 11/12/2018

Tôi có trồng bòn bon xen trong vườn sầu riêng, thời gian qua, bòn bon của tôi xuất hiện sâu hại làm trái bị thối và rụng nhiều. Bạn Nhà nông có thể hướng dẫn tôi chăm sóc bòn bon, đảm bảo năng suất? - Nguyễn Văn Thành (Quới Thiện- Vũng Liêm)

Anh Thành mến! Bòn bon thường xuất hiện bệnh thối trái và sâu cạp vỏ trái ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. Bệnh thối trái do nấm gây ra thường gây hại trên trái, lá, làm lá bị cháy từng mảng, trái bị thối hàng loạt.

Bệnh lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, nhiều khi cả chùm trái đều bị thối trong thời gian rất ngắn. Bệnh làm trái thối hư và rụng sớm. Bệnh thường gây hại ở giai đoạn trái lớn và cả trái bòn bon sau thu hoạch.

Trong mùa mưa, thời tiết nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển. Từ các vết bệnh ban đầu sẽ lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan.

Để phòng trừ bệnh thối trái trên bòn bon, anh cần vệ sinh vườn cây cho thông thoáng, trồng xen với mật độ hợp lý, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.

Khi phát hiện vườn bòn bon xuất hiện bệnh thối trái anh không nên sử dụng máy phun tưới nước lên tán cây sẽ tạo điều kiện mầm bệnh phát tán và lây lan.

Phát hiện bệnh mới chớm, anh có thể phun các loại thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, Fosetyl Aluminium,…

Bên cạnh đó, sâu cạp vỏ trái cũng khá phổ biến trên bòn bon. Bệnh hại chủ yếu giai đoạn bòn bon mang trái giai đoạn trái gần chín sắp thu hoạch.

Sâu sống bên trong chùm trái, trú ẩn trong những khe của chùm. Anh có thể nhận diện sự xuất hiện của sâu khi thấy phân chúng thải ra ngoài.

Sâu không chỉ cạp vỏ trái mà còn ăn phần cuống trái làm trái bị khô và rụng, sâu tuổi lớn ăn cả phần thịt trái. Trong mỗi chùm trái thường có từ 1- 3 con sâu.

Để phòng trừ sâu cạp vỏ trái anh nên vệ sinh vườn cho thông thoáng, thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn mang trái, quan sát kỹ trong những chùm trái để phát hiện sâu.

Anh có thể sử dụng dầu khoáng SK99 hoặc thuốc trừ sâu sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (viết tắt là Bt), phun thật kỹ trên những chùm trái vì sâu ẩn nấp bên trong.


Có thể bạn quan tâm

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (11 - 17/12) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (11 - 17/12)

Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô.

11/12/2018
Hiệu quả trồng nấm công nghệ cao Hiệu quả trồng nấm công nghệ cao

Quy trình từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch kéo dài 10 ngày, cho sản lượng trung bình 1 tấn thành phẩm. Xây dựng mô hình trông nấm theo công nghệ mới

11/12/2018
Nuôi chim trích cồ cho thu nhập khá Nuôi chim trích cồ cho thu nhập khá

Chim trích cồ dễ nuôi, khi nuôi quen thì thả rông như gà, vịt. Trích cồ được nuôi làm cảnh, làm con mồi đi bẫy, ăn thịt hoặc để giữ nhà như chó.

11/12/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.