Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ nhện hại cây có múi

Phòng trừ nhện hại cây có múi
Tác giả: Nguyễn Huy Khánh
Ngày đăng: 24/05/2018

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không có mưa… nên nhện nhỏ phát sinh gây hại gia tăng cả về tỷ lệ hại và phạm vi gây hại.

Hiện nay, trên các diện tích trồng cây ăn quả có múi đang sinh trưởng phát triển giai đoạn quả, đây là giai đoạn quyết định đến năng suất và phẩm chất quả. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không có mưa… nên nhện nhỏ phát sinh gây hại gia tăng cả về tỷ lệ hại và phạm vi gây hại.

Kết quả điều tra cho thấy một số loài nhện nhỏ gây hại cây ăn quả có múi như: Nhện đỏ, nhện rám vàng và nhện trắng. Triệu chứng gây hại của các loài nhện nhỏ như sau:

- Nhện đỏ cam: Gây hại tất cả các loại cây ăn quả có múi. Chúng sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ, khi mật độ nhện cao nó sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả. Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết chấm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá, qủa bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc.

- Nhện rám vàng (cả trưởng thành và nhện non) tập trung chích hút dịch cây trên vỏ quả, làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu nâu đen, gây hiện tượng rám quả/nhám quả. Nhện rám vàng là nguyên nhân chính gây rám quả. Nơi rậm rạp thiếu ánh sáng bị hại nặng

- Nhện trắng: Sống ở mặt dưới lá non, trong kẽ lá, quả. Bị hại thì lá non nhỏ, dày, màu hơi nhạt, đôi khi gây rám quả.

* Biện pháp phòng trừ

- Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

- Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.

- Tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi một phần nhện nhỏ trên các bộ phận của cây.

- Thường xuyên điều tra, xác định những diện tích bị nhện nhỏ gây hại thì sử dụng dầu phun như: Visorber 88.3 EC, dầu khoáng SK Enspray 99 EC để phun trừ. Khi sử dụng dầu phun cần tuân thủ các nguyên tắc khuyến cáo nhà SX.

Đặc biệt không pha dầu phun với một số thuốc có hoạt chất hóa học như: Carbaryl, Dimethoate, propargite, chorothanil vì sử dụng các hợp chất này pha với dầu để phun sẽ gây ngộ độc cho cây như cháy lá, rụng lá, đốm đen trên lá, cháy chóp lá, những đốm dầu trên lá và trái.

Phun dầu vào sáng sớm, thời tiết râm mát, không phun khi điều kiện thời tiết: Hạn hán, sau ngập lụt, có gió to, lạnh bất thường hoặc nhiệt độ trên 320C.

Ngoài ra khi sử dụng dầu phun có thể trừ được một số loại dịch hại khác như: Rệp vảy, sâu vẽ bùa… và ngăn chặn một số loài côn trùng môi giới truyền bệnh virus như: Rầy mềm, rầy phấn trắng. Diệt trừ rầy chổng cánh môi giới truyền bệnh greening (vàng lá gân xanh).

- Ngoài ra có thể dùng đơn lẻ các loại thuốc để phun trừ nhện như: Ortus 5SC, Danitol 10EC, Comite 73EC… Phun theo liều lượng khuyến cáo, phun ướt đều bề mặt lá và các bộ phận khác trên cây.


Có thể bạn quan tâm

Bón phân hợp lý để ứng phó với biến đổi khí hậu Bón phân hợp lý để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bón phân hợp lý vừa cung cấp dinh dưỡng cân đối, phù hợp với nhu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, điều kiện khí hậu và kỹ thuật canh tác

23/05/2018
Xử lý bọ đa nhỏ hại cây có múi Xử lý bọ đa nhỏ hại cây có múi

Bọ đa nhỏ trưởng thành xuất hiện vào tháng 2 đến đầu tháng 4; còn bọ đa trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3, đầu tháng 4; tồn tại trên vườn đến tháng 6

23/05/2018
Nhện hại cây có múi Nhện hại cây có múi

Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện phát triển và gây hại mạnh.

23/05/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.