Trang chủ / Rau củ quả / Bầu bí

Phòng trừ bệnh sương mai hại cây họ bầu bí

Phòng trừ bệnh sương mai hại cây họ bầu bí
Tác giả: Bùi Văn Viện - Trạm Khuyến nông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Ngày đăng: 13/06/2018

Đặc điểm thời tiết xung quanh tiết Sương Giáng, đêm và sáng se lạnh nhiệt độ 20 – 23 độ C, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng mặt trời, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, chênh lệch khoảng 10 độ C, điều kiện thời tiết trên thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại cây trồng trong đó có bệnh sương mai (mốc sương) hại cây họ bầu bí.

Nếu không phòng trừ kịp thời bệnh làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng, thậm chí không cho thu hoạch. Sau đây xin giới thiệu cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây bầu, bí các loại, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu, dưa lê:

1. Nhận biết bệnh

Bệnh sương mai hại cây họ bầu bí do nấm gây ra. Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả nhưng hại lá là chủ yếu. Trên lá, bệnh thường phát triển từ mặt dưới của lá. Phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, sau lan rộng có màu nâu, dọc theo gân lá vết bệnh hình đa giác hoặc bất định. Mặt dưới lá, chỗ vết bệnh có lớp phấn mịn màu trắng xám. Bệnh nặng, lá bị biến dạng, lá bị khô, rách, dễ gãy, lá uốn cong lên, lá rụng sớm, cây phát triển kém.

2. Biện pháp phòng trừ

- Chọn chân ruộng cao, thuận lợi tưới tiêu. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa ngả ruộng trước khi trồng, không trồng liên tục nhiều vụ cây cùng họ trên một ruộng.

- Trồng cây khỏe, mật độ hợp lý.

- Thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn, tỉa các lá già, lá che khuất, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp và tiêu hủy tạo độ thông thoáng và giảm sự lan truyền nấm bệnh.

- Điều tiết nước hợp lý: thực hiện tưới rãnh chủ yếu, nếu tưới nước mặt luống không nên tưới vào buổi chiều tối, không để nước đọng trong rãnh khi gặp mưa to, mưa kéo dài, sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao.

- Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali. Khi thời tiết ẩm độ không khí cao, cây bị bệnh, không phun phân bón lá có chứa đạm và chất kích thích sinh trưởng.

- Phun phòng định kỳ 7 – 10 ngày bằng một trong các thuốc sau: Daconil 500SC, 75WP, Ridomil Gold 68WG v.v… Khi cây bị bệnh nên kết hợp Kasumin 2L với Cabrio Top 600WDG, hoặc Kasumin 2L kết hợp với Polyram 80DF, sau 4 – 5 ngày phun nhắc lại lần 2.


Có thể bạn quan tâm

Bí đỏ lai F1 868 lãi 70 triệu đồng/ha/vụ Bí đỏ lai F1 868 lãi 70 triệu đồng/ha/vụ

Bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng tốt, có thể trồng nhiều vụ trong năm...

22/03/2018
Bệnh khảm lá, chùn ngọn trên các loại dưa và bầu bí Bệnh khảm lá, chùn ngọn trên các loại dưa và bầu bí

Bệnh khảm lá, vàng lá, chùn ngọn… thường rất phổ biến trên các loại dưa và cây họ bầu bí, đặc biệt bệnh thường nặng ở những vùng có khí hậu nóng

09/04/2018
Bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa, bí Bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa, bí

Dưa hấu, bí xanh thu đông là cây chủ lực trong cơ cấu cây rau màu vụ đông của 2 xã Hợp Tiến và Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

06/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.