Phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm
Với hiệu quả đã được kiểm chứng, Lipman 80WP và Aviso 350SC sẽ giúp các nhà vườn trồng chôm chôm giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh phấn trắng gây ra, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chôm chôm là cây trồng phổ biến vùng nhiệt đới
Phấn trắng là bệnh phổ biến nhất trên cây chôm chôm do nấm Oidium sp gây hại trên các bộ phận còn non như cành non, lá non, hoa và trái non. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa với điều kiện có ẩm độ cao, nhiệt độ thấp (20 – 25 độ C); phát tán chủ yếu nhờ gió và nẩy mầm trong điều kiện có giọt sương; đồng thời gây hại nặng trên các vườn trồng dày, rậm rạp và những chùm trái phơi ra ngoài nắng.
Ở tất cả các bộ phận của cây, bệnh đều có chung triệu chứng là sự bao phủ của những lớp phấn màu xám trắng với tốc độ lây lan nhanh nên các nhà vườn có thể dễ dàng phát hiện. Lớp phấn này làm cho lá non bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô; tương tự làm hoa/trái non bị khô, đen và rụng đi.
Ngoài ra, nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái lớn, làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm. Trái bị nhiễm bệnh sẽ kém phát triển, cơm mỏng hoặc lép, khi chín mất màu đỏ tươi, có thể rụng đi hoặc treo trên cây… gây thiệt hại rất lớn đến năng suất và giá trị kinh tế.
Để phòng ngừa, từ khi đọt lá non ra rộ đến khi trái lớn, nhà vườn phải thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ bệnh kịp thời.
Hiện nay, Lipman 80WP và Aviso 350SC là hai loại thuốc rất hữu hiệu trong việc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm do Công ty CP Nông dược HAI phân phối, được sử dụng rộng rãi trên trong ngành trồng trọt. Ngoài ra, hai sản phẩm này đều chung ưu điểm là có thể pha chung với một số loại thuốc BVTV khác và cùng điều trị được nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau.
Để thuốc phát huy hiệu quả một cách tối đa nhất, nhà vườn nên phun thuốc ướt đều tán lá khi bệnh mới xuất hiện theo liều lượng 50 g/10 lít nước đối với Lipman 80WP và 10ml/10 lít nước với Aviso 350SC.
Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cũng rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phát sinh bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm.
Cụ thể, sau khi thu hoạch trái, nhà vườn cần tiến hành cắt tỉa những cành già cỗi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng. Bệnh cạnh đó, trong quá trình canh tác, nhà vườn nên lưu ý bón đầy đủ phân NPK một cách cân đối để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và tăng sức đề kháng cho cây trồng; đồng thời cũng cần bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng, diệt nấm gây hại trong đất…
Được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới, chôm chôm là loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu và mang lại nguồn thu kinh tế cao, đặc biệt ở vụ nghịch, giá chôm chôm có thể lên gấp 7-10 lần.
Ở nước ta, chôm chôm được trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên với một số giống nổi tiếng như chôm chôm nhãn, chôm chôm Giava, chôm chôm Thái…
Loại cây này có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan với tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có độ pH từ 4,5 - 6,5, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22 độ C – 30 độ C.
Để chôm chôm cho năng suất, chất lượng cao đòi hỏi nhà vườn cần có kiến thức đầy đủ về cây trồng, gồm kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Theo anh Nguyễn Huỳnh Nghiệp, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, để vườn quýt hơn 1ha của gia đình anh ra trái đúng vụ Tết Nguyên đán 2020, thì từ khoảng tháng 3
Sử dụng đúng cách phân bón hóa học vừa giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mà rau củ mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu của nông sản an toàn.
Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,... gây hại trên lúa ở giai đoạn đòng đến trỗ chín.