Phòng trị cá rô phi bệnh liên cầu khuẩn
Cá rô phi nuôi 3 tháng có hiện tượng kém ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ ở tầng mặt hoặc sát thành lồng. Vài con có hiện tượng bơi xoay vòng, mắt lồi và mờ đục, xuất huyết trên da. Xin hỏi cá bị bệnh gì và cách điều trị? Lê Thanh Hậu (Long Phước- Long Hồ)
Chào anh Hậu! Theo mô tả của anh thì nhiều khả năng cá rô phi anh nuôi đang bị bệnh liên cầu khuẩn. Bệnh này gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi. Do đó, cần có các biện pháp phòng và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bệnh này do vi khuẩn Streptococcus sp. gây ra. Nguyên nhân là do cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress) nhiệt độ nước tăng, pH>8, ôxy hòa tan thấp, nước có hàm lượng amonia, nitrite cao, nuôi với mật độ dày, quá trình vận chuyển và đánh bắt cá.
Cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ thương phẩm) dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm tử vong từ 2- 3 tuần khi nhiệt độ nước cao.
Khi bệnh liên cầu khuẩn xuất hiện trên cá rô phi, anh cần tuân thủ phác đồ điều trị như sau: loại bỏ ngay những con cá chết hoặc yếu. Tiếp đến, anh cần xử lý môi trường nước bằng phương pháp phun hóa chất xuống ao nuôi hoặc treo túi hóa chất đối với khu lồng bè. Dừng cho cá ăn 1 ngày. Gửi mẫu xét nghiệm và làm kháng sinh đồ. Sử dụng kháng sinh (dựa trên kết quả kháng sinh đồ), Vitamin C/chất tăng cường hệ miễn dịch (Beta- glucan) cho ăn liên tục 7- 10 ngày. Sau khi kết thúc dùng kháng sinh, anh cần tiếp tục cho cá ăn Vitamin C và sử dụng thêm men tiêu hóa, giải độc gan cho cá trong vòng 10 ngày.
Bên cạnh anh cần chú ý kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh (cá mới bị bệnh), nhưng việc làm này cần được cân nhắc kỹ vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến dư lượng kháng sinh tồn dư trong thịt cá.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ các chiến lược phụ gia chức năng, người nuôi cá rô phi tại Brazil đã vượt qua thách thức dịch bệnh và cải thiện hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi thức ăn
Các nhà nghiên cứu cho biết việc bổ sung tinh dầu bạc hà vào thức ăn của cá rô phi nuôi có thể giúp tăng hiệu suất và khả năng sống của cá
Một thử nghiệm thức ăn gần đây đã phát hiện ra việc bổ sung men làm bánh mì (Saccharomyces cerevisiae) vào khẩu phần ăn của cá rô phi sông Nile