Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Phòng, trị bệnh trên cá bớp

Phòng, trị bệnh trên cá bớp
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 12/09/2019

Hỏi: Biện pháp điều trị bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá bớp?

Trả lời: Vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho cá bớp khi môi trường có các yếu tố bất lợi như mật độ nuôi quá cao, chất lượng thức ăn kém, nguồn nước ô nhiễm, kém lưu thông hoặc do ký sinh trùng gây nên vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi bị bệnh, cá có các triệu chứng như bị xuất huyết, sưng tấy da, lở loét, mắt lồi, đục, thân cá có khối u, màu sắc biến đổi. Để trị bệnh, dùng Tetracyline với liều lượng 200 mg/kg thức ăn và Vitamin C với lượng 30 mg/kg thức ăn, sử dụng cho cá trong 5 - 7 ngày liên tục. Tắm nước ngọt cho cá bị bệnh trong thời gian 10 - 15 phút, sau đó xử lý bằng các loại thuốc hoặc hóa chất sau: Dùng Tetracyline với liều lượng: 10 - 20 g/m3 nước, thời gian tắm cho cá 15 - 30 phút; Hoặc hòa tan dung dịch Formol 50 - 100 ml vào thùng chứa 100 lít nước biển để tắm cho cá, theo dõi các phản ứng hoạt động của cá; tắm liên tục trong 4 - 5 ngày. Chú ý khi khi tắm cho cá phải kết hợp với sục khí mạnh.

Hỏi: Cá bớp có dấu hiệu mòn vây, thân chuyển màu sẫm, mắt lồi. Hỏi nguyên nhân và giải pháp khắc phục? (Lê Trung Ngọc, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi)

Trả lời: Theo mô tả, cá bớp có thể đã bị bệnh mù mắt. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae gây ra. Những năm trước, bệnh gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi ở tỉnh Khánh Hòa. Dấu hiệu đi kèm khi cá bị bệnh như: cá chuyển màu sẫm trước khi chuyển sang màu xám, sọc trắng chạy dọc thân cá mờ dần. Các dấu hiệu mòn vây, xuất huyết ngoài da, gan hoặc sưng thận cũng được tìm thấy ở cá bệnh. Hiện, chưa có biện pháp trị bệnh cụ thể, do đó thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp như: Trong quá trình nuôi cần theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2 - 3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Thường xuyên kiểm tra neo, lưới... để khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế nhằm giảm thiểu rủi ro do hư hỏng. Hàng tháng, tiến hành cân đo mẫu để xác định tốc độ tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng Vitamin C trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng Vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi thâm canh sử dụng thức ăn

11/09/2019
Xuất khẩu thủy sản bật lên nhờ tôm Xuất khẩu thủy sản bật lên nhờ tôm

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm và một số mặt hàng hải sản xuất khẩu tăng mạnh lên trong tháng 7, kéo kim ngạch xuất khẩu thủy bật tăng.

11/09/2019
Nuôi thủy sản ở Tường Phong, mỗi hộ thu cả trăm triệu đồng mỗi năm Nuôi thủy sản ở Tường Phong, mỗi hộ thu cả trăm triệu đồng mỗi năm

Với diện tích mặt hồ thuận lợi, xã Tường Phong, huyện Phù Yên, Sơn La vận động bà con khai thác hơn 300 ha mặt nước để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

12/09/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.