Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phòng, trị bệnh tôm phát sáng

Phòng, trị bệnh tôm phát sáng
Ngày đăng: 15/05/2015

Biểu hiện bệnh

Tôm có thể bị ủ bệnh này ở giai đoạn giống mà người nuôi mua về do không kiểm tra, hoặc có thể lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm.

Tôm thường phát bệnh sau khi nuôi 1 tháng, bởi thời gian này các chất thải trong quá trình nuôi tôm nếu không được xiphông sẽ phân hủy và tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung bơi lội không định hướng, phản xạ chậm, khả năng bắt mồi giảm, một số con dạt vào bờ. Quan sát vỏ và thân thấy màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng; trong bóng tối phát ánh sáng xanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, sự tích tụ các chất hữu cơ) ảnh hưởng đến sinh sản, lây lan và mức độ cảm nhiễm của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm thuộc nhóm Gram âm (G-), sống dưới nước khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản nhanh bằng cách phân chia tế bào.

Vi khuẩn có thể sống được ở độ mặn từ 0 - 40‰, phát triển mạnh ở độ mặn 20 - 30‰. Ngoài ra chúng còn phát triển tốt ở môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và ôxy hòa tan thấp. Khi xâm nhập cơ thể tôm, vi khuẩn tấn công tế bào gan, làm cho gan bị viêm, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá, tôm suy yếu và chết dần.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh phát sáng cho tôm nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp từ khâu chọn giống ban đầu. Cần chọn giống tại bể ương ở trại sản xuất hoặc kiểm tra bệnh phát sáng của tôm trong tối. Các chất hữu cơ có trong nước là do xác phiêu sinh thực vật chết lắng tụ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm.

Vì vậy, trước mỗi vụ nuôi phải cải tạo ao kỹ, vét sạch lớp bùn đen dưới đáy ao, bón vôi bột (CaO) với liều lượng 10 - 12 kg/100 m2 để khoáng hoá nền đáy, tiêu diệt mầm bệnh, san phẳng nền đáy thành hình lòng chảo trũng ở giữa ao để gom tụ chất thải.

Sau đó phơi đáy 5 - 7 ngày để thoát hết lượng khí độc tồn đọng dưới đáy ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao là điều kiện tốt cho vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển (mùa hè). Do vậy, để hạn chế khả năng tăng nhiệt của nước, cần duy trì mức nước trong ao nuôi đạt độ sâu 1,2 - 1,5 m, đồng thời quản lý sự phát triển của tảo, ổn định nước ở màu xanh nõn chuối, giữ độ trong 30 - 40 cm.

Theo kinh nghiệm thực tế, ao nuôi ở độ mặn thấp (5 - 7‰) thì mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi giảm rõ rệt. Hạ độ mặn là biện pháp ức chế khả năng phát triển vi khuẩn phát sáng, là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả.

Trong khi nuôi tôm sú cần thường xuyên kiểm tra sàng ăn để đánh giá khả năng bắt mồi của tôm, kịp thời điều chỉnh thức ăn hợp lý, không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và tăng lượng hữu cơ trong ao. Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng thức ăn giàu dinh dưỡng và vitamin.

Những hoá chất có thể sử dụng để diệt vi khuẩn hoặc làm giảm sức hoạt động của vi khuẩn phát sáng trong nước như: BKC 1 - 2 g/m3, thuốc tím 4 - 5 g/m3. Tuy nhiên, khi hoá chất hết tác dụng thì những vi khuẩn phát sáng còn sót lại sẽ phát triển nhanh.

Do đó sau khi sử dụng hoá chất 1 - 2 ngày phải bón chế phẩm sinh học để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi trong nước, vừa phân hủy chất thải vừa cạnh tranh nơi sống và thức ăn của vi khuẩn Vibrio harveyi hạn chế chúng phát triển. Mặt khác, để hạn chế vi khuẩn phát sáng phát triển, cần duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong nước từ 5 mg/l trở lên bằng cách tính toán và lắp đặt các dàn quạt khí có công suất phù hợp diện tích ao và mật độ tôm thả nuôi trong ao.

Theo kết quả nghiên cứu cứ một dàn quạt cánh (12 - 15 cánh) có thể cấp đủ ôxy cho 400 kg tôm nuôi trong ao, dàn quạt lông nhím thì có thể cung cấp đủ cho 500 kg tôm nuôi. Quạt lông nhím cung cấp ôxy xuống tầng đáy tốt hơn quạt cánh.

Trị bệnh

Việc sử dụng thuốc trị bệnh phát sáng chỉ có kết quả khi người nuôi kiểm tra phát hiện sớm tôm nhiễm bệnh và xử lý thuốc kịp thời, đúng liều lượng. Vì giai đoạn này tôm ở ao nuôi còn ăn thức ăn, khả năng đưa thuốc vào cơ thể tôm có thể thực hiện được. Khi tôm có dấu hiệu bị bệnh, có thể xử lý nước và dùng thuốc trộn vào thức ăn cho tôm bằng 1 trong 2 cách:

Sử dụng Vime - Protex: 1 lít/1.500 - 2.000 m3 nước. Đồng thời dùng Vimenro: 500 g thuốc trộn với 70 - 75 kg thức ăn đối với tôm nhỏ hay 150 - 175 kg thức ăn đối với tôm lớn, dùng kết hợp với Vime Glucan for shrimp để tăng hiệu quả sử dụng thuốc và cho tôm ăn liên tục 6 - 8 ngày.

Tags: benh tom phat sang, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Trị bệnh cho cá rô phi Trị bệnh cho cá rô phi

Thuốc trị bệnh cho cá nói chung và rô phi nói riêng nếu không đúng chủng loại và liều lượng thì không những không hiệu quả mà còn làm cho bệnh nặng hơn.

18/08/2015
Khí độc H2S sát thủ giấu mặt của tôm nuôi Khí độc H2S sát thủ giấu mặt của tôm nuôi

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài.

17/08/2015
Bệnh đục cơ trên tôm và cách phòng ngừa Bệnh đục cơ trên tôm và cách phòng ngừa

Các hiện tượng gây đục cơ trên tôm thường xảy ra ở tôm thẻ chân trắng (TTCT), do vậy người nuôi cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

17/08/2015
Phòng bệnh cho cá lóc khi thời tiết giao mùa Phòng bệnh cho cá lóc khi thời tiết giao mùa

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cả thực phẩm tươi sống và chế biến (khô cá). Từ việc nuôi nhỏ lẻ, bán thâm canh tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên hiện nay nghề nuôi cá được người dân phát triển mạnh theo hướng nuôi thâm canh trên qui mô lớn với chi phí đầu tư cao.

17/08/2015
Hiến kế cho tôm nuôi giảm dịch bệnh Hiến kế cho tôm nuôi giảm dịch bệnh

Tại Cà Mau, từ năm 2010 đến nay, bệnh hoại tử gan tụy cấp làm cho tôm nuôi chết hàng loạt, tập trung ở loại hình nuôi tôm công nghiệp. Hiện, dịch bệnh này vẫn còn là đề tài mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đẩy mạnh nghiên cứu tìm giải pháp đẩy lùi.

17/08/2015