Phòng, Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Cá Mú
Mật độ nuôi quá cao, chất lượng thức ăn kém, nước ô nhiễm do chất thải từ sản xuất công nghiệp, chất thải từ tàu khai thác hải sản là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập tấn công cá. Ông Nguyễn Vân Thanh - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Kiên Giang sẽ hướng dẫn bà con cách phòng và trị bệnh do nhiễm vi khuẩn trên cá mú nuôi lồng bè.
Thưa ông, vi khuẩn gây bệnh cho cá mú chủ yếu là loại nào? Vi khuẩn gây bệnh cho cá mú chủ yếu là những loại vi khuẩn thuộc nhóm gram âm, gram dương... Những loại vi khuẩn này chủ yếu sống bám vào lưới, trên cây cỏ và động vật trong môi trường nuôi, liên kết với các phần tử trong nước hoặc tồn tại dưới dạng phiêu sinh trôi nổi tự do trên mặt nước.
Biểu hiện của cá mú khi mắc bệnh như thế nào, thưa ông?
Tùy thuộc từng loại vi khuẩn tấn công vào cá. Tuy nhiên, biểu hiện cơ bản của cá mắc bệnh do vi khuẩn tấn công là: vây cá bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm hơn bình thường, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không.
Hậu quả là những con cá bị bệnh nặng sẽ chết nằm ở đáy rất khó phát hiện và đây cũng là cơ sở để bệnh lây lan sang các con khác trong lồng nuôi. Bởi vậy, khi phát hiện bệnh cần phải tiến hành xử lý ngay không để bệnh dễ dàng phát tán.
Ông có thể hướng dẫn cho bà con cách phòng và trị bệnh cho cá mú do vi khuẩn tấn công?
Cần duy trì mật độ nuôi thích hợp bên trong hệ thống nuôi, đồng thời duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng mới khi lồng nuôi có nhiều sinh vật bám (để giảm thiểu sinh vật bám trên lưới). Thức ăn phải tươi hoặc thức ăn chế biến thì cần bảo quản tốt để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cá.
Với cá có biểu hiện bệnh, cần tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. Tắm cá nhanh bằng dung dịch formalin và iodine (200cc formol + 5cc iodine/m3).
Tắm cá bằng Oxytetracycline 20 - 30ppm (20 - 30 gam/m3), tắm trong nước ngọt, sục khí, 15 - 20 phút.
Tắm formol + thuốc tím (20cc formol + 5 - 10 gam thuốc tím/m3) thời gian 15 - 20 phút, sục khí.
Với mỗi loại cá bệnh cần phải làm kháng sinh đồ để có thể tìm nguyên nhân gây bệnh rồi sử dụng loại kháng sinh thích hợp cho từng trường hợp bệnh cụ thể. Có như vậy mới trị bệnh cho cá được hiệu quả, tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm
Người ta tìm thấy nhưng con trưởng thành ở chỗ đá ngầm hoặc đáy bùn và cát. Họ bắt cá con ở những phá thuộc miền duyên hải và cửa sông. Ở những vùng nước tây Phi, loài này có khẩu phần ăn gồm: cá (58%), stomatopods (21%), cua (10%), động vật chân đầu (10%). Chúng là loài có cơ quan sinh dục đực lẫn cái.
Tình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Nhìn chung, tuổi thành thục lần đầu của cá mú vào khoảng 3 -4 tuổi . Tùy theo kích cỡ của từng loài, đến giai đoạn thành thục, chúng sẽ có trọng lượng khác nhau.
Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Chúng được nuôi nhiều ở các nước như: Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei và Việt nam…
Cá mú (còn gọi là cá song) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.