Phòng tránh bệnh cong thân và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do tôm nuôi bị sốc nhiệt và ao nuôi thiếu khoáng.
Trong đó hiện tượng tôm bị sốc nhiệt khiến người nuôi rất khó phòng tránh khi thời tiết mưa nắng xen kẽ như hiện nay.
Ông Mai Văn Chánh – một hộ nuôi tôm lâu năm ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Nông dân có nuôi tôm thì ai cũng biết về bệnh co cơ, cong thân trên tôm.
Đối với vùng đất ở Mỹ Xuyên thì bệnh này rất phổ biến và phát triển mạnh nhất vào những tháng nắng nóng hay ở những ao nuôi nghèo dinh dưỡng, nước có độ trong nhiều.
Bệnh này tấn công vào giai đoạn tôm ở từ 20 đến 30 ngày tuổi.
Những ao nuôi bị bệnh này thì tôm sẽ bị phân đàn, tôm chậm lớn.
Để hạn chế bệnh co cơ, cong thân thì phải thả nuôi thưa, tăng liều sử dụng lượng khoáng trong ao nuôi, nếu ao lắng có nuôi cá thì cung cấp nước cá vào ao tôm sẽ hạn chế được bệnh này trên tôm nuôi.”
Về phòng bệnh cong thân đục cơ do tôm bị thiếu khoáng các nhà khoa học khuyến cáo có thể định kỳ bổ sung khoáng tạt cho ao nuôi tùy theo tuổi tôm và mật độ nuôi dày hay thưa, liều lượng từ 1-2kg/1000 m3 vào ban đêm và định kỳ từ 3-7 ngày/lần, hoặc có thể dùng kết hợp với khoáng nước loại trộn cho ăn với liều lượng từ 1-2ml/kg thức ăn, 2 cử/ngày.
Nếu trị tôm bị đục cơ thì có thể tăng liều lên so với liều đánh định kỳ và liên tục trong 3 ngày cho đến khi tôm hết bị đục cơ.
Ngoài ra nếu có điều kiện thì bà con cần thường xuyên kiểm tra thêm hàm lượng Ca, Mg và Kali trong nước sao cho nằm trong khoảng thích hợp.
Ngoài ra, thường ít xảy ra hơn đó là tôm bị đục cơ do nhiễm virut và vi bào tử trùng, trong trường hợp này thì phòng ngừa là chủ yếu.
Kỹ sư Võ Quốc Hào – Chi cục NTTS tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo như sau: “ Trường hợp tôm bị đục cơ là do vi rút, tôm có dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỉ lệ chết có thể lên đến 40-60%.
Ngoài ra 1 số nghiên cứu đã kết luận bệnh đục cơ có thể là do vi bào tử trùng gây nên.
Đối với bệnh cong thân đục cơ do virut thì có thể phòng ngừa bằng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như cải tạo ao thật tốt, tôm giống phải qua xét nghiệm các mầm bệnh nguy hiểm, tránh dư thừa thức ăn, trong quá trình nuôi quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.”
Môi trường ao nuôi thông thoáng hạn chế được dịch bệnh cho tôm.
Tính đến tuần cuối tháng 9/2015, Sóc Trăng thả nuôi được 45.870 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích thả tôm thẻ nhiều hơn tôm sú (hơn 23.628 ha).
Dự báo thời gian tới, thời tiết vẫn sẽ mưa nắng xen kẽ, đồng thời giá tôm nguyên liệu vẫn chưa có dấu hiệu tăng, vì vậy bà con nuôi tôm cần chú ý trong các khâu canh tác, giữ vững mực nước ao nuôi từ 1,2 – 1,5m, tăng cường bổ sung Khoáng, Vitamin vào ao tôm, để đảm bảo năng suất và lợi nhuận cho vụ nuôi này.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Nghệ An đã có những bước phát triển khá. Diện tích NTTS được mở rộng, đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, năng suất và sản lượng ngày càng tăng đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.

Với những ưu thế vượt trội, tôm càng xanh (TCX) được nhận định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược trong tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều chông gai để đối tượng này “bơi ra biển lớn”.

Rô phi từ lâu đã được xem là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao bên cạnh các đối tượng chủ lực khác trong nuôi trồng thủy sản. Mô hình này đã được triển khai và nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành phố tại Nghệ An. Hộ anh Nguyễn Văn Xuân là một điển hình tiêu biểu cho việc áp dụng nuôi theo mô hình VietGAP.
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Trong môi trường tự nhiên, cá có điều kiện phát triển bình thường. Nếu không có những tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài, cá hiếm khi bị dịch bệnh và chết hàng loạt. Cá khi nuôi trong lồng phải chịu đựng rất nhiều yếu tố gây stress do phải thích nghi với môi trường sống mới, tập quán sinh sống và kiếm ăn bị đảo lộn, sức đề kháng bị ảnh hưởng. Vì thế cá nuôi lồng bè hay mắc một số bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.