Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Phòng bệnh nấm thủy mi cho cá nuôi

Phòng bệnh nấm thủy mi cho cá nuôi
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 04/11/2021

Hỏi: Tôi được biết cá hay bị nấm thủy mi khi nhiệt độ xuống thấp. Vậy làm sao để điều trị bệnh này cho hiệu quả? (Nguyễn Thanh Hùng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)

Trả lời:

Để phòng bệnh nấm thủy mi cho cá nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:

– Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10 kg/100 m2 diện tích ao nuôi; rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa từ 1,5 – 2 kg/100 m3 nước ao; treo túi vôi 2 – 4 kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.

– Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học để xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.

– Không nuôi cá với mật độ quá dày.

– Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200 – 300 g/100 kg thức ăn.

– Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 – 3% trong 5 – 10 phút.

– Khi cá bị nấm thủy mi cần tắm cho cá trong khoảng 30 phút bằng dung dịch Formalin với nồng độ 200 – 250 ml/m3


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá bằng chế phẩm đất hiếm Nuôi cá bằng chế phẩm đất hiếm

Thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng thức ăn trộn vi lượng đất hiếm từ tháng 12/2020 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

02/11/2021
Vị thế tôm giống Ninh Thuận Vị thế tôm giống Ninh Thuận

Một trong những mục tiêu phát triển thủy sản bền vững với trọng tâm là xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước.

02/11/2021
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn ương tôm 25 ngày đầu, tỷ lệ sống của tôm đạt 95%, kích cỡ bình quân 900 con/kg, chi phí giảm khoảng 15 - 20% so với nuôi tôm 1 giai đoạn.

04/11/2021