Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng bệnh cho gia súc – gia cầm trong mùa hè

Phòng bệnh cho gia súc – gia cầm trong mùa hè
Tác giả: Vương Thị Chung - Trạm khuyến nông Thạch Thất
Ngày đăng: 26/06/2020

Tháng 4 dương lịch là thời điểm giao mùa từ mùa Xuân sang mùa hè, lúc này thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi kém là điều kiện thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh gây nguy cơ bùng phát thành dịch lây lan ra diện rộng. Như: Bệnh dịch tả lợn; tai xanh, tụ huyết trùng; E. Coli ở cả gia súc gia cầm; bệnh CRD ở gà ….

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi:

- Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, tránh gió lùa; định kỳ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, thu gom phân chất thải đem đốt hoặc ủ, cọ rửa máng ăn, máng uống (nếu có điều kiện sử dụng hầm bioga vừa đảm bảo vệ sinh vừa sử dụng được khí đốt) sau đó phun thuốc sát trùng, thuốc sát trùng có thể dùng Ben-Kocid, Han- Iodin, Virkon…

Sử dụng hoá chất sát trùng phải đảm bảo pha đúng nồng độ, phun đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; phun đúng kỹ thuật: Phun từ trên xuống dưới, phun từ trong ra ngoài. Chuồng nuôi lợn, gia cầm nên có hố sát trùng trước cửa chuồng để khử trùng trước khi vào chuồng nuôi. Nếu có điều kiện mỗi khu chuồng nuôi sử dụng dụng cụ chăn nuôi riêng, người chăm sóc riêng để hạn chế lây lan dịch từ các ô chuồng sang nhau.

- Nhập gia súc, gia cầm về nuôi từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, rõ nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu, trong thời gian này, nếu thấy đàn gia súc, gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại. Đối với chăn nuôi gia cầm tốt nhất thực hiện chế độ nuôi khép kín, tức là trong trại nuôi cùng một loại gia cầm, cùng lứa tuổi để cùng nhập cùng xuất một lần; sau khi xuất xong thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc và để trống trại 10 - 15 ngày mới nhập đàn mới.

2. Thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, đặc biệt vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và có tỷ lệ chết cao như: lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn; tiêm phòng vắc xin Newcastle, cúm gia cầm...

Lưu ý: Việc tiêm phòng cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật như bảo quản vắc xin, liều lượng, thời gian tiêm…để có hiệu quả cao sau khi tiêm phòng.

3. Chủ động khai báo khi có dịch với chính quyền địa phương, không dấu dịch, không bán chạy, giết mổ gia súc, gia cầm bệnh, không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh ra môi trường làm dịch lây lan. Khai báo với ban thú y xã để được kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc điều trị và hỗ trợ thuốc sát trùng khi cần thiết./.


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa mưa bão Biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa mưa bão

Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, bà con cần phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trước, trong và sau mùa mưa bão.

25/06/2020
Biện pháp trị bệnh chướng hơi dạ cỏ cho trâu bò Biện pháp trị bệnh chướng hơi dạ cỏ cho trâu bò

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép

26/06/2020
Chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm Chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Đối với trâu, bò một số dịch bệnh hay nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê nghé non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cước chân

26/06/2020