Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Phơi hồ

Phơi hồ
Tác giả: Hoàng Triều
Ngày đăng: 15/06/2016

“Phơi” hồ

Cách đây hơn một năm, ông Võ Thanh ở TP. Huế nghe người dân địa phương nuôi tôm có lãi đã về quê – xã Phong Hải (Phong Điền) thuê 3.000m2 ao hồ để nuôi. Mấy vụ đầu, môi trường, thời tiết khá thuận lợi nên có vụ hòa vốn, có vụ lãi vài trăm triệu đồng. “Vụ thu hoạch tôm đầu năm nay lãi 200 triệu đồng. Vụ lời bù vụ lỗ, cũng còn dư trăm triệu đồng”, ông Thanh tiết lộ. Mới đây, hộ ông Thanh thả nuôi vụ thứ hai được nửa tháng thì tôm dịch bệnh, chết, ước lỗ khoảng 150 triệu đồng. Lo ngại tôm tiếp tục bị chết, ông Thanh không dám tái thả giống bỏ hồ hoang.

Hồ tôm đang bỏ hoang

Cũng như hộ ông Thanh, có đến 80% ao nuôi tôm ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải bị dịch bệnh, chết hàng loạt. Ông Võ Kháng (thôn Hải Thế) cho biết, người dân không xác định được cụ thể nguyên nhân tôm nuôi bị dịch bệnh. Hầu hết bà con nhận định có thể do yếu tố thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài. Qua kiểm tra, nhiệt độ nguồn nước trong ao hồ thường rất cao, tảo nổi nhiều, khiến tôm chậm phát triển, sức đề kháng yếu. Tôm giống trước khi thả nuôi không thể khẳng định có chất lượng hay không? tỷ lệ hao hụt khá cao…

Vào thời điểm này, vùng cát Phong Điền rất trầm lắng. Từ vùng ven biển xã Điền Hương đến thôn Hải Đông, xã Phong Hải, số ao hồ đang nuôi tôm chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Ông Nguyễn Hải Đăng ở thôn Hải Đông nói: “Những hộ còn thả nuôi là nhờ may mắn chưa xảy ra dịch bệnh. Với thời tiết nắng nóng, môi trường phức tạp như hiện nay, các hộ này cũng như ngồi trên lửa”.

Thủy sản xen ghép chung cảnh ngộ

Không riêng nuôi tôm trên cát mà ngay cả nuôi thủy sản xen ghép ở vùng đầm phá cũng xảy ra dịch bệnh, nhiều diện tích bỏ hoang. “Nuôi tôm xen ghép được xem là “cứu cánh” cho nông dân trong điều kiện nuôi chuyên canh không hiệu quả, thua lỗ. Nhưng nay nuôi xen ghép cũng bị dịch triền miên, người dân chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào?”, ông Phan Lanh ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) lo lắng. Hộ ông Lanh nuôi xen ghép tôm, cua, cá với diện tích hơn 1 ha, nhưng dịch bệnh khiến thủy sản đã hai tháng tuổi chết hết, ước thiệt hại 100 triệu đồng. Dịch bệnh, thủy sản chết khiến ông Lanh ngại tái nuôi nên ao hồ đang để không. Đó cũng là tình cảnh chung của hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Quảng Điền.


Phơi hồ vì dịch

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Điền cho biết, thống kê của các địa phương, có đến hơn 100 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh, chết hàng loạt. Người dân lo ngại, không thể tái nuôi nên khoảng 100ha hồ nuôi đang “phơi”. Nguyên nhân dịch bệnh, ban đầu được xác định là do thời tiết, nắng nóng kéo dài, môi trường nguồn nước trong ao hồ không ổn định. Con giống kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm chậm phát triển, dễ xảy ra dịch bệnh. Vừa qua, UBND huyện Quảng Điền đã hỗ trợ hóa chất cho các địa phương xử lý dịch bệnh, bảo vệ các ao hồ nuôi chưa có dịch…

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh nhận định, ngoài yếu tố thời tiết, việc ô nhiễm môi trường một phần do hạ tầng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương chưa đảm bảo. Không chỉ các vùng nuôi tôm trên cát, mà hạ tầng tại các vùng đầm phá trên địa bàn tỉnh được xây dựng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng. Các hạng mục, hệ thống điện, trạm bơm, kênh mương cấp thoát nước, ao xử lý… chưa được sửa chữa, nâng cấp, đầu tư chưa đồng bộ. Một phần do ý thức của người dân thấp, còn chủ quan trong việc trực tiếp đưa nước vào ao nuôi, hoặc xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến thủy sản dịch bệnh…

Tại vùng cát huyện Phong Điền có khoảng 500ha ao hồ nuôi tôm chân trắng; trong đó hơn một nửa của các doanh nghiệp, còn lại của các nhóm hộ dân. Do dịch bệnh, thời tiết nắng nóng nên vụ này, diện tích nuôi của các công ty chỉ còn khoảng 1/3 và các hộ dân còn thả nuôi vài chục hồ; diện tích còn lại hàng trăm ha bị bỏ hoang. Ngoài ra, nhiều diện tích nuôi tôm cao triều, các vùng đầm phá trên địa bàn tỉnh cũng “phơi hồ” vì dịch…


Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm, cá mú nuôi chết hàng loạt hệ lụy từ vùng nuôi quá tải Tôm hùm, cá mú nuôi chết hàng loạt hệ lụy từ vùng nuôi quá tải

“Quan trọng nhất hiện nay là kiên quyết quy hoạch lại vùng nuôi hải sản đang quá tải dày đặc lồng bè, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, hạn chế những đợt “chết trắng” như hiện nay. Thế nhưng Phú Yên đang thiếu trầm trọng vùng mặt nước nuôi hải sản, lấy đâu nơi dời giãn bè nuôi” - đại diện Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết.

15/06/2016
Cá lóc tăng giá, thương lái tranh nhau đặt cọc Cá lóc tăng giá, thương lái tranh nhau đặt cọc

Khoảng 2 tuần nay, giá cá lóc thương phẩm nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng cao và thời tiết giao mùa xuất hiện dịch bệnh làm tỷ lệ hao hụt cao.

15/06/2016
Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam

Tổng cục An toàn thực phẩm Panama (AUPSA) sẽ cử đoàn công tác sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm xuất khẩu và thanh tra một số cơ sở chế biến.

15/06/2016