Philippines quan tâm nghề rong biển
Philippines có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, rong biển là một trong số những loài như vậy. Đây là một trong số ít những quốc gia trên thế giới tiên phong phát triển nghề nuôi trồng và chế biến rong biển.
Thu hoạch rong biển ở Tawi-Tawi, Philippines
Năm 1966, rong biển là một mặt hàng không đáng kể trong nền kinh tế Philippines. Xuất khẩu thời điểm đó chỉ khoảng 800 tấn. Tuy nhiên, đến năm 1973, doanh thu đã tăng gần 50 lần. Kể từ đó đến nay, rong biển trở thành mặt hàng quan trọng thứ ba trong xuất khẩu thủy sản của nước này, với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 23,4 triệu USD.
Sản xuất rong biển ở Philippines phụ thuộc vào trữ lượng tự nhiên, trừ Caulerpa và Eucheuma được sản xuất thông qua nuôi trồng. Trong số những loài rong biển khác nhau được tìm thấy trong nước, Eucheuma là loài ưu thế. Eucheuma alvarezii (cottonii type) và Eucheuma denticulatum (spinosum type) được trồng thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có một số loài khác như Gelidium, Sargassum, Gracilaria, Caulerpa, Hydroclathrus, Codium…
Theo Bộ Nông nghiệp Philippines, năm 2015, Ngân hàng Thế giới đã thông qua Dự án Phát triển Nông thôn Philippines (PRDP) tài trợ 3,1 triệu peso để thành lập vườm ươm giống rong biển ở đảo Johnson, Palawan - một trong những vùng sản xuất rong biển hàng đầu của Philippines, đóng góp 24% tổng sản lượng của cả nước. Hiện, 5.000 ngư dân sống phụ thuộc vào rong biển ở Palawan và khi dự án hoàn thành sẽ hỗ trợ sinh kế của 10.000 ngư dân.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, Proceso Alcala cho biết: “Chúng tôi muốn thúc đẩy ngành công nghiệp rong biển đầy hứa hẹn của Palawan mà không ảnh hưởng các dịch vụ hệ sinh thái. Chúng tôi muốn hệ thống bền vững này được mô phỏng trong các chương trình thường xuyên”.
Rong biển Philippines được xuất khẩu sang các nước khác có dạng khô, tươi, muối hoặc dạng bột. Thị trường chủ yếu gồm Nhật Bản, Đan Mạch, Mỹ, Đài Loan, Australia, Ireland, Kuwait, New Zealand, Hungary, Pháp, Thái Lan, Tây Ban Nha…
Có thể bạn quan tâm
Cá tra có trọng lượng từ 0,8- 0,9 kg/con được thương lái thu mua với giá từ 27.000- 28.000 đồng/kg, đây là mức giá rất cao
Việc xử lý môi trường ao nuôi là công việc tối quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo. Đầu tiên, người nông dân cần chuẩn bị ao theo hướng dẫn sau
Việt Nam được đánh giá là triển vọng; đồng thời có vai trò quan trọng trong bảo vệ, cải tạo môi trường nước ở các vùng nuôi thủy sản vốn đang bị ô nhiễm