Phiêng Hỳ đã có đường tốt, điện sáng
Vào mùa mưa, muốn vào bản chỉ có cách đi ngựa hoặc cuốc bộ, nước sinh hoạt thiếu thốn, điện lưới quốc gia chưa được đầu tư, trẻ em bỏ học rất sớm…
Nhưng hôm nay, con đường dẫn về bản Phiêng Hỳ đã được trải nhựa rộng thênh thang, giúp cho hành trình của chúng tôi thuận lợi hơn.
Sau cái bắt tay chào đón người quen, anh Hàng A Hạ, dân bản Phiêng Hỳ phấn khởi khoe:
"Nhà báo thấy bản đẹp hơn trước nhiều không?
Nhà cửa đã vững chãi hơn, đường sá trong bản được bê tông hóa, điện lưới quốc gia cũng mới được đầu tư, lắp cái máy thái thức ăn gia súc vào, nó chạy khỏe lắm nhà báo ạ…
Nếu không có trận mưa lũ kinh khủng xảy ra vài năm trước đây thì dân bản chẳng chịu rời bản cũ đâu.
Nhớ hồi đó, sau khi bị lũ tàn phá, cán bộ xuống tuyên truyền, vận động ra khu tái định cư, lại xây dựng cơ sở hạ tầng trước để chúng tôi có cái so sánh, thấy rõ thiệt hơn nên mới đồng lòng ra bản mới".
Dừng tay đẩy xe cút kít, xốc lại đứa con nhỏ đang địu sau lưng, chị Giàng Thị Dâu, người dân bản Phiêng Hỳ cho biết: “Ngày trước cái đường chưa tốt thì phụ nữ chúng tôi cũng chỉ biết gùi hàng bằng lưng hay gánh hàng hóa trên vai thôi.
Bây giờ đường bê tông xuyên khắp bản, muốn vận chuyển gì cứ dùng xe máy, xe đẩy rất thuận lợi.
Ở bản mới này, con trẻ cũng học tập tốt hơn vì có điện sáng, có lớp học gần nhà.
Giáo viên đến dạy đi lại cũng thuận lợi hơn, chẳng lo mưa lũ tắc đường như xưa nữa”.
Đang trò chuyện với bà con, chợt thấy cuối bản Phiêng Hỳ xuất hiện nhiều xe ô tô chở đầy ắp bao tải.
Anh Hạ bảo: “Xe ô tô vào thu mua ngô đấy.
Bây giờ cái đường tốt rồi, sóng điện thoại di động cũng đã phủ khắp bản.
Muốn mua bán cái gì là cứ điện thoại, có người đến tận nơi trao đổi ngay.
Hơn 50 hộ dân ở bản này mỗi năm thu về cả ngàn tấn mía, tấn ngô; lại phải mua nhiều phân bón, vật tư làm nhà, làm mương… nên cái đường ô tô nhà nước mới làm này giúp chúng tôi nhiều lắm.
Trẻ em ở đây bây giờ cũng không bỏ học nữa đâu.
Bản đã có người đầu tiên tốt nghiệp đại học được 2 tháng nay rồi nhà báo à”.
Nhưng hôm nay, con đường dẫn về bản Phiêng Hỳ đã được trải nhựa rộng thênh thang, giúp cho hành trình của chúng tôi thuận lợi hơn.
Sau cái bắt tay chào đón người quen, anh Hàng A Hạ, dân bản Phiêng Hỳ phấn khởi khoe:
"Nhà báo thấy bản đẹp hơn trước nhiều không?
Nhà cửa đã vững chãi hơn, đường sá trong bản được bê tông hóa, điện lưới quốc gia cũng mới được đầu tư, lắp cái máy thái thức ăn gia súc vào, nó chạy khỏe lắm nhà báo ạ…
Nếu không có trận mưa lũ kinh khủng xảy ra vài năm trước đây thì dân bản chẳng chịu rời bản cũ đâu.
Nhớ hồi đó, sau khi bị lũ tàn phá, cán bộ xuống tuyên truyền, vận động ra khu tái định cư, lại xây dựng cơ sở hạ tầng trước để chúng tôi có cái so sánh, thấy rõ thiệt hơn nên mới đồng lòng ra bản mới".
Dừng tay đẩy xe cút kít, xốc lại đứa con nhỏ đang địu sau lưng, chị Giàng Thị Dâu, người dân bản Phiêng Hỳ cho biết: “Ngày trước cái đường chưa tốt thì phụ nữ chúng tôi cũng chỉ biết gùi hàng bằng lưng hay gánh hàng hóa trên vai thôi.
Bây giờ đường bê tông xuyên khắp bản, muốn vận chuyển gì cứ dùng xe máy, xe đẩy rất thuận lợi.
Ở bản mới này, con trẻ cũng học tập tốt hơn vì có điện sáng, có lớp học gần nhà.
Giáo viên đến dạy đi lại cũng thuận lợi hơn, chẳng lo mưa lũ tắc đường như xưa nữa”.
Đang trò chuyện với bà con, chợt thấy cuối bản Phiêng Hỳ xuất hiện nhiều xe ô tô chở đầy ắp bao tải.
Anh Hạ bảo: “Xe ô tô vào thu mua ngô đấy.
Bây giờ cái đường tốt rồi, sóng điện thoại di động cũng đã phủ khắp bản.
Muốn mua bán cái gì là cứ điện thoại, có người đến tận nơi trao đổi ngay.
Hơn 50 hộ dân ở bản này mỗi năm thu về cả ngàn tấn mía, tấn ngô; lại phải mua nhiều phân bón, vật tư làm nhà, làm mương… nên cái đường ô tô nhà nước mới làm này giúp chúng tôi nhiều lắm.
Trẻ em ở đây bây giờ cũng không bỏ học nữa đâu.
Bản đã có người đầu tiên tốt nghiệp đại học được 2 tháng nay rồi nhà báo à”.
Có thể bạn quan tâm
Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.
Cũng như các địa phương khác trong huyện Hải Lăng (Quảng Trị), để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hải Xuân đã tập trung đẩy mạnh phong trào “Chỉnh trang nông thôn” với 6 nội dung chính: phát quang, hiến đất mở rộng đường giao thông; thắp sáng đường quê; cải tạo vườn tạp; sửa sang nhà cửa; chỉnh trang hàng rào, cổng; xây dựng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi.
Để có cái nhìn tổng thể về Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong 5 năm qua, phóng viên phỏng vấn ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam, người được coi là “kiến trúc sư trưởng” của chương trình này.