Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phát triển tôm càng xanh bền vững

Phát triển tôm càng xanh bền vững
Ngày đăng: 24/06/2015

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ vàcác tỉnh ven biển.

Năm 2013 cả nước có khoảng 21 tỉnh, thành nuôi TCX với tổng diện tích12.299 ha, trong đó tập trung nuôi chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL 12.250 ha (chiếm 99,6% diện tích của cả nước), sản lượng đạt 6.028 tấn. Các tỉnh có diện tích nuôi lớn là Bến Tre 2.300 ha, sản lượng 1.969 tấn; Đồng Tháp 1.133 ha, sản lượng 1.630 tấn; Bạc Liêu 7.009 ha, sản lượng 700 tấn và Trà Vinh 1.022 ha, sản lượng 391 tấn.

Ông Như Văn Cẩn, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, tận dụng lợi thế thiên nhiên ưu đãi, tỉnh xác định mô hình SX luân canh vụ lúa, vụ tôm trong mùa lũ để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Tuy nhiên, nghề nuôi TCX đang gặp nhiều khó khăn do chưa chủ động đượcnguồn tôm bố mẹ có chất lượng. Điều kiện thời tiết nhiều biến động; giá cả cácyếu tố đầu vào biến động liên tục nên chi phí đầu tư tăng cao, các hộ nuôi mớicòn ngần ngại về vốn, chưa mạnh dạn đầu tư…

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, TCX là đối tượng tiềm năng cho cả tiêu thụ nội địa và XK. Tuy nhiên, sự phát triển của nghề này ở ĐBSCL chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, cần phải đầy mạnh việc quy hoạch vùng để phát triển toàn diện.

Dự kiến đến năm 2015, diện tích nuôi TCX đạt 26.900 ha; đến năm 2020 là 35.100 ha. Chính vì vậy, cần phải giải quyết các khó khăn để con TCX phát huy thế mạnh, hướng tới XK.

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá VN: Muốn XK TCX thì phải biết diện tích, sản lượng bao nhiêu, thị trường ưa chuộng mặt hàng này, từ đó cần có sự xâu chuỗi, gắn kết giữa người nuôi và các nhà chế biến XK.

TCX là đối tượng nuôi tiềm năng từ lâu đã thu hút đông đảo người dân ở khu vực ĐBSCL. Nuôi TCX có nhiều thuận lợi hơn so với các đối tượng nuôi khác bởi loài này cần ít vốn đầu tư tương đối, ít rủi ro, giá cả khá ổn định; kỹ thuật nuôi đơn giản, có thể áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau như nuôi trong mương vườn, trong ao thâm canh và bán thâm canh, nuôi ghép với các đối tượng khác, nuôi trong đăng quầng, trong ruộng lúa.

Nhiều địa phương cho biết, nghề nuôi TCX mang lại hiệu quả kinh tế cao,song vẫn còn nhiều khó khăn như chất lượng con giống chưa được quan tâm đúng mức, dinh dưỡng, thức ăn chuyên biệt, hệ thống nuôi và công tác quy hoạch còn nhiều bất cập…

Ông Trần Hoài Giang, Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam cho biết, công tác quy hoạch phát triển TCX chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế, dẫn đến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triểnvà áp dụng KHCN còn nhiều bất cập.

Hướng đến việc tạo ra con giống tốt, gia tăng năng suất vụ nuôi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã thực hiện song song hai chương trình: Chọn giống TCX dài hạn nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống của tôm và SX đại trà tôm toàn đực.

Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá VN, để nghề nuôi TCX thực sự phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT cần tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch TCX phù hợp với thực tiễn SX của từng tỉnh; hỗ trợ xây dựng trại giống, chuyển giao quy trình công nghệ tiên tiến về SX giống TCX, gia hóa lại đàn tôm bố mẹ. Có sự phối hợp liên Bộ để xây dựng dự báo về thị trường tiêu thụ TCX trong nước và XK.

Các tỉnh có chính sách khuyến khích thu hút DN đầu tư cơ sở SX giống TCX đủ năng lực. Ngành ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nuôi, giãn nợ cho hộ bị thua lỗ để có điều kiện tái SX...

Tags: phat trien tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm