Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phát Hiện Sớm Bệnh Thân Đỏ, Đốm Trắng Trên Tôm

Phát Hiện Sớm Bệnh Thân Đỏ, Đốm Trắng Trên Tôm
Ngày đăng: 28/02/2014

Nếu không có sự can thiệp của kỹ thuật PCR và các nhà chuyên môn, việc người nuôi tôm phát hiện đàn tôm nhiễm bệnh đốm trắng bằng các triệu chứng thông thường của nó bao giờ cũng ở thời điểm đã trễ. Song, có thể cứu vãn thiệt hại và hạn chế tử vong cho tôm nuôi.

Triệu chứng chung rõ ràng nhất của đàn tôm bị mắc bệnh đốm trắng là tôm bắt được ở gần bờ hoặc tôm vào nhá có mang những đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc trên thân, nhiều nhất ở đốt cuối.

Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút WSSV gây ra mà còn có tôm bị bệnh đốm trắng do hàm lượng vôi trong ao quá lớn và tôm bị đốm trắng do vi khuẩn Vibrio sp gây ra.

Vì vậy, khi phát hiện đàn tôm của mình có biểu hiện của triệu chứng đốm trắng, người nuôi đừng nên hốt hoảng, cần xác định rõ đàn tôm đang ở trong tình trạng nào để có phương án tối ưu, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

Sau đây là một số lưu ý cơ bản để nhận biết và xử lý đối với tôm bệnh đốm trắng:

Với đàn tôm bị đốm trắng có kết quả PCR dương tính, có nghĩa tôm bị đốm trắng do vi-rút, triệu chứng là có tôm vào bờ chết, một số ít có vỏ đốm trắng ở đầu ngực. Sau thời gian ăn mạnh 3-5 ngày, tôm giảm ăn rõ rệt, đa phần tôm bộc phát bệnh đốm trắng từ 25-60 ngày tuổi. Việc xử lý khó khăn, thường không có kết quả.

Tôm bị đốm trắng do pH cao, kết quả PCR âm tính, triệu chứng là tôm vào nhá, có đốm trắng ở vỏ đầu ngực, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn ăn đều ở mức bình thường. pH có thể > 8.3 vào buổi sáng trong nhiều ngày. Xử lý hóa chất làm giảm pH nước bằng thuốc tím KMnO4 1ppm hoặc Formalin 2-3ppm liên tục khoảng 3-4 ngày cho đến khi pH giảm xuống < 8 vào buổi sáng sớm. Sau khi lột vỏ, đàn tôm sẽ trở lại bình thường.

Tôm bị đốm trắng do nhiễm khuẩn Vibrio sp. Tôm vào bờ rất nhiều, một số bị chết, hầu hết bị đóng rong, mang bị bẩn, có đốm trắng trên vỏ đầu ngực. Nhìn chung tôm ăn chậm hơn nhưng không đáng kể. Việc đầu tiên là phải xử lý môi trường ao nuôi cho tốt, có thể khử trùng bằng Virkon 0,5-1 ppm, KMnO4 2-3 ppm. Có thể thay nước, tăng cường vitamin và khoáng chất vào ao nuôi tôm. Nếu xử lý đúng hướng thì việc nuôi vẫn tiến hành bình thường.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm

Hiện nay, tôm càng xanh được nuôi theo các hình thức chủ yếu như bán thâm canh, thâm canh và nuôi trong ruộng lúa. Các hình thức này đều phát huy hiệu quả và mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi.

06/05/2015
Triệu phú cá lóc bông Triệu phú cá lóc bông

Nửa ha mặt nước nuôi cá lóc bông, mỗi năm xuất bán gần 16 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí anh Nguyễn Văn Vinh (xóm 4, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thu về trên 400 triệu đồng.

05/05/2015
Nuôi cá bống tượng mùa lũ Nuôi cá bống tượng mùa lũ

Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.

05/05/2015
Ưu thế cá rô phi đơn tính lai xa Ưu thế cá rô phi đơn tính lai xa

Cá rô phi đơn tính lai xa có khả năng chịu đựng tốt với môi trường, ngưỡng ôxy thấp và có thể thuần hóa nuôi ở cả trong các thủy vực nước ngọt, lợ, mặn.

06/05/2015
Nuôi cá rô đồng đầu vuông có thể cho lãi tới 180 triệu đồng/ha Nuôi cá rô đồng đầu vuông có thể cho lãi tới 180 triệu đồng/ha

Mới đây, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Lâm Thao tổ chức tổng kết mô hình nuôi cá rô đồng đầu vuông thương phẩm.

05/05/2015