Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị ngành thức ăn thủy sản ở Ai Cập

Phân tích chuỗi giá trị ngành thức ăn thủy sản ở Ai Cập
Tác giả: Kiến Duy - Theo TheFishSite
Ngày đăng: 13/01/2021

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện chuỗi giá trị ngành thức ăn thủy sản ở Ai Cập gồm giá trị, việc làm và phúc lợi, theo Abdel-Fattah M. El-Sayeda, Malcolm W. Dicksonb và Gamal O. El-Naggarb, Đại học Alexandria, Ai Cập.

Điểm mạnh và điểm yếu trong mối liên kết của chuỗi giá trị được đánh giá, chiến lược để cải thiện, quản lý và phát triển phù hợp đã được đề xuất. Dữ liệu định lượng được thu thập cho mỗi liên kết trong chuỗi giá trị thông qua bảng câu hỏi với cấu trúc được soạn thảo sẵn và phân phối lại cho những người tham gia chốt lại; có đến 25 nhà máy thức ăn, 34 trang trại nuôi cá đến từ nhiều khu vực địa lý và vùng sản xuất khác nhau.

Kết quả chỉ ra rằng, chuỗi giá trị thức ăn thủy sản ở Ai Cập là tương đối giản đơn, bao gồm 4 nhóm liên quan chính yếu.

Đầu vào cung cấp thức ăn, sản xuất thức ăn thủy sản, tiếp thị và thương mại thức ăn thủy sản; và người nuôi cá.

Có đến 50 đến 99% nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn thủy sản ở Ai Cập được nhập khẩu. Khoảng 90% thức ăn thủy sản tại Ai Cập được sản xuất bởi các khu vực tư nhân với nhiều hình thức thông thường như ép, thức ăn dạng viên (80-85%) và thức ăn ép đùn (15-20%).

Khoảng 85% các nhà sản xuất bán thức ăn trực tiếp cho nông dân và thanh toán bằng tiền mặt hoặc tín dụng, trong khi đó 15% còn lại bán qua trung gian như các thương nhân.

Nhà máy công chỉ sản xuất được khoảng 10% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi cá thương phẩm trong năm 2012, bao gồm thức ăn ép đùn, thức ăn dạng viên.

Thời gian làm việc trong nhà máy thức ăn chăn nuôi tư nhân tương đương 29.2 FTE, trung bình mỗi nhà máy mất 3.9 FTE để tạo ra trên 1.000 tấn thức ăn chăn nuôi.

Năng suất làm việc trong các nhà máy quốc doanh cao hơn nhiều; trung bình 90.3 FTE cho mỗi nhà máy.

Lao động nam chiếm 90% tổng số làm việc toàn thời gian trong các nhà máy nhà nước và 96.6% ở khu vực tư nhân. Chi phí thức ăn chiếm 75 - 90% tổng chi phí hoạt động của các trang trại nuôi cá.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi giá trị liên quan đến yếu tố đầu vào, sản lượng thức ăn, người nuôi cá, tiếp thị và các dịch vụ tài chính.

Nghiên cứu đề xuất hành động nhằm giảm thiểu nhiều vấn đề bao gồm sản xuất nguyên liệu thức ăn trong nước nhiều hơn, tăng cường kiểm tra và kiểm soát chất lượng, tổ chức khóa đào tạo cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi, cải thiện và tổ chức tốt hơn về môi trường và chính sách pháp lý cho người nuôi cá.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi nhện thiên địch, giảm 80% sâu hại mà không cần thuốc BVTV Nuôi nhện thiên địch, giảm 80% sâu hại mà không cần thuốc BVTV

Thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, gia đình ông Phú ở Lâm Đồng thả loài nhện siêu nhỏ vào vườn làm thiên địch bảo vệ cây trồng.

12/01/2021
Bệnh nấm cóc hoa cúc Bệnh nấm cóc hoa cúc

Hoa cúc được trồng ở nhiều vùng trong cả nước, và dễ phát sinh nhiều loại dịch hại, với mức độ ngày càng cao nhất là bệnh nấm cóc (bệnh rỉ sắt).

13/01/2021
Chống rét cho trâu bò trước rét đậm kéo dài Chống rét cho trâu bò trước rét đậm kéo dài

Công tác chống đói, chống rét cho đàn gia súc cần được đặc biệt quan tâm khi rét đậm, rét hại vụ đông xuân 2021 được dự báo sẽ kéo dài.

13/01/2021