Phân sinh học SEA cho bưởi đẹp, ngon dịp Tết
Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu trái cây chưng Tết rất lớn, trong đó bưởi là loại trái cây được ưa chuộng vì trái đep, ngon và bảo quản lâu.
Nhờ sử dụng SEA, vườn bưởi 9 năm tuổi của anh Nguyễn Văn Thanh năng suất đạt 4 tấn/công, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Trinh.
Để có vườn bưởi đạt năng suất, chất lượng và mẫu mã đẹp, nông dân cần chú ý kỹ thuật canh tác ngay từ giai đoạn đầu để cây luôn khỏe. Trước hết, nông dân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt sử dụng phân hữu cơ giúp cho trái có phẩm chất ngon, ít bị khô đầu múi, màu đỏ đẹp và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.
Ngoài ra, phân hữu cơ còn tăng cường sự phát triển vi sinh vật có lợi trong đất, cung cấp cho cây được nhiều chất dinh dưỡng, cải tạo lý tính đất, giúp cho đất xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, tăng độ phì nhiêu của đất.
Để phục vụ cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, vườn bưởi da xanh rộng gần 1 ha của ông Nguyễn Văn Mười Một (còn gọi Út Một) ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) được sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ 100% và "nói không" với phân thuốc hóa học.
Vườn bưởi da xanh của ông Út Một trồng được hơn 6 năm tuổi, đang được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ sinh học từ lúc nhỏ. Nhờ theo đuổi quy trình sản xuất an toàn và hướng đến chuẩn hữu cơ nên vườn bưởi của ông Út Một phát triển xanh tốt, chất lượng, đảm bảo an toàn nên được thương lái và khách hàng đánh giá cao. Sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu không đủ tiêu thụ cho thị trường.
Hiện vườn bưởi của ông đang cho trái sai trĩu, rất ít sâu bệnh, sẽ thu hoạch đúng vào dịp cuối năm để phục vụ cho thị trường Tết.
Ông Mười Một cho biết: Hơn 6 nay nay, ông đã bắt tay vào việc trồng bưởi hoàn toàn sử dụng phân bón hữu cơ do tự tay ông ủ từ các loại từ bã đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây nhằm thay thế phân bón hóa học, qua đó giúp giảm chi phí từ 40 - 50% so với trước đây canh tác theo truyền thống.
Ông Út Một chia sẻ bí quyết: Để có phân hữu cơ sử dụng quanh năm, ông dùng các lu hay thùng phuy gom các bã thực vật như đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… rồi ủ oai mục trong vòng 1,5 - 2 tháng có thể lấy ra bón lên góc bưởi.
Đối với bưởi chuẩn bị làm bông, ông pha phân hữu cơ đã ủ hoai cộng với nước để phun xịt lên lá và thân cây. Khi bưởi ở giai đoạn đậu trái (trái lớn bằng cổ tay), ông dùng phân hữu cơ tự ủ cộng với sữa tươi và trứng gà để phun lên trái nhằm giúp trái đẹp da, hạn chế được sâu bệnh tấn công, tăng chất lượng trái ngon, ngọt…
Ngoài phân tự ủ ra, ông còn sử dụng sản phẩm phân sinh học SEA của Công ty Nguyễn Thanh Hải sản xuất để phun qua lá, gốc giúp làm trẻ hóa cây, dưỡng chồi, bổ sung diệp lục, giúp cho cây khỏe. Phân sinh học SEA còn giúp phục hồi đất, làm tăng vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp.
Cũng là nông dân trồng bưởi, anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) có 4 công bưởi da xanh. Hơn 2 năm nay, gia đình anh Thanh đã chuyển hướng sang canh tác bưởi theo hướng hữu cơ, sử dụng sản phẩm sinh học và chất cải tạo đất SEA kết hợp bón phân hữu cơ. Điều này đã giúp bưởi trái to, mẫu mã đẹp, bán được giá. Cây cho trái năng suất ổn định, lá xanh bóng mượt. Vườn bưởi 9 năm tuổi, năng suất đạt 4 tấn/công, mỗi năm vườn bưởi này thu về cho anh Thanh trên 200 triệu đồng.
Nhiều vụ bưởi vừa qua, vườn bưởi của anh Thanh cho năng suất khá cao, thương lái đến tận vườn thu mua với giá cao hơn so với các vườn bưởi khác từ vài trăm đồng/kg.
Nói về thành quả của khu vườn sau hai năm sử dụng SEA, anh Thanh phấn khởi nói: Từ khi sử dụng SEA, thấy đất đã hồi sinh, thời gian cây xanh mướt kéo dài. Đất không còn chai cứng nữa, nhất là trùn sinh sôi mạnh làm cho đất tới xốp hơn.
"Một điều tôi tâm đắc nữa là sử dụng sản phẩm SEA giúp chi phí cho phân bón hóa học giảm xuống rõ rệt. Từ đó giúp bảo vệ cho sức khỏe nhà nông vì không phải tiếp xúc quá nhiều với thuốc BVTV. Nhờ trồng bưởi hướng hữu cơ, năng suất bưởi ổn định và tăng cao. Riệng vụ bưởi Tết năm nay, tôi đang ra sức chăm sóc thật kỹ và kỳ vọng sẽ thu hoạch khoảng 10 tấn", anh Thanh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Cty Behn Meyer (BM) cùng hơn 100 nông dân trồng bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre đã tổng hợp đút kết ra quy trình bón phân giúp canh tác bưởi đạt hiệu quả
Ưu điểm của phương pháp ghép cải tạo trên cây có múi là sớm cho khai thác quả kinh doanh. Tranh thủ được các tiến bộ giống mới để nâng cao giá trị thu hoạch.
Trước khi chuyển sang trồng bưởi, chị Hưởng thuê máy xúc lật vùi tầng canh tác cũ xuống sâu hơn 1m, đưa lớp đất đáy lên phơi ải, cải tạo thành tầng canh tác mới