Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng

Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng
Tác giả: Thiên Kim
Ngày đăng: 04/10/2019

Gạo lứt có thể làm đươc từ nhiều giống lúa khác nhau theo công nghệ chà tách vỏ, gạo huyết rồng làm từ giống lúa huyết rồng.

Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng

Gạo lứt và gạo huyết rồng có ngoại hình giống nhau, hạt màu nâu đỏ và thuôn dài. Nếu chỉ nhìn qua rất khó để nhận biết được sự khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt này.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Biếu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học nông nghiệp, gạo lứt thường có nguồn gốc từ các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp màng (lớp cám) bao bọc bên ngoài nên có màu nâu đỏ, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta thường ăn hằng ngày. Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể hơn vì nó có lớp màng (lớp cám) đầy dưỡng chất bên ngoài

Theo ông Nguyễn Viết Cường – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn Đồng Tháp Mười, giống lúa huyết rồng là một giống lúa cổ truyền, trước đây được nông dân trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hạt có màu nâu đỏ và thường mẩy hơn hình dáng của những hạt lúa bình thường, loại gạo này có thời gian trồng lên đến 6 tháng nên hàm lượng dinh dưỡng rất cao và nhiều công dụng vô cùng bổ ích.

Cả gạo lứt và gạo huyết rồng đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Có thể phân biệt bằng cách bẻ đôi hạt gạo. Khi bẻ đôi hạt gạo có vỏ ngoài nâu đỏ lõi trắng đó chính là gạo lứt, còn vỏ nâu đỏ lõi đỏ là gạo huyết rồng.

Thành phần dinh dưỡng khác nhau nên những công dụng mà hai loại gạo này đem lại cũng khác nhau. Nếu như gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng, thì gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết cao lên đến 75,1 (Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu người bị bệnh tiêu đường sử dụng nhầm gạo huyết rồng, sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp phòng ngừa bọ xít xanh Biện pháp phòng ngừa bọ xít xanh

Bọ xít xanh là một loại côn trùng chuyên gây hại trên nhóm cây trồng có múi như cam, quýt, bưởi... và ở cả cây lúa.

03/10/2019
Trồng củ sắn thắng lớn Trồng củ sắn thắng lớn

Nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở huyện biên giới An Phú và thị xã Tân Châu (An Giang) vô cùng phấn khởi trúng mùa và bán giá cao kỷ lục.

03/10/2019
Giống đậu phộng TB25, LDH.01 trên đất lúa Giống đậu phộng TB25, LDH.01 trên đất lúa

Với giá bán 13.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì lãi ròng đối với giống LDH.01 gần 15 triệu đồng/ha, còn giống TB25 là 5,7 triệu đồng.

03/10/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.