Ổn định từ nuôi dê

Ông Khánh kể, trải qua nhiều nghề nhưng kinh tế không ổn định nên gia đình thử vận may bằng nuôi dê, nay đã được 13 năm.
Ban đầu, ông Khánh mua 15 con dê giống về thả nuôi ở rừng dương giáp ranh giữa xã Bình Dương và Duy Hải (Duy Xuyên).
Năm đầu, 8 con dê cái đẻ được 2 lứa.
Ở lứa thứ nhất, mỗi con dê cái đẻ được 1 con nhưng ở lứa thứ 2, mỗi con lại đẻ được đến 2 con dê con.
Như vậy, sau 1 năm chăn nuôi, đàn dê của gia đình ông Khánh được 39 con.
Ở các năm tiếp theo, nhờ số lượng đàn dê ngày càng tăng thêm nên gia đình đã bắt đầu bán được dê thịt.
“Mỗi con dê con chỉ cần nuôi trong 10 tháng là có thể đạt trọng lượng 30 - 35kg để bán thịt.
Từ 5 năm trở lại đây, mỗi năm bán được gần 100 con dê là có nguồn thu ổn định” - ông Khánh nói.
Theo ông Khánh, mỗi ký thịt dê bán được hơn 100.000 đồng, thời điểm đắt hàng bán được 150.000 đồng/kg.
Vậy nên, mỗi năm bán được tổng cộng gần 3 tấn thịt dê, gia đình ông Khánh đã có được nguồn thu hơn 200 triệu đồng.
Dê là động vật nhai lại, ăn tạp, thức ăn của chúng rất đơn giản, chủ yếu gồm cỏ cây, cỏ voi, lá mít và các phụ phẩm nông nghiệp khác nên gia đình ông Khánh rất ít khi phải tốn chi phí thức ăn.
Được biết, hiện nay, thị trường tiêu thụ thịt dê ở Quảng Nam và các tỉnh, thành lân cận là rất lớn nên đầu ra ổn định.
Thịt dê luôn được các nhà hàng, quán sá ưa chuộng.
Theo ông Khánh, hiện nay nuôi dê rất thuận lợi.
Vì con dê ít khi mắc bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương.
Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc mà chuồng trại lại rất đơn giản.
Đàn dê gia đình ông Khánh hiện có là 150 con, chủ yếu là giống dê Bách thảo.
Từ nguồn thu nhập tương đối lớn sau mỗi năm sản xuất, gia đình ông Khánh ổn định cuộc sống, mua sắm được nhiều tiện nghi.
Đáng nói nhất là gia đình luôn chú tâm đầu tư cho các con ăn học đến nơi đến chốn.
Hiện tại, gia đình ông Khánh đã có 3 con tốt nghiệp đại học.
Người con gái đầu là Hà Thị Mỹ Lý, sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành Sinh - hóa của Đại học Sư phạm Hà Nội 1 đã học tiếp lên cao học và hiện đang là giảng viên của trường.
Người con thứ 2 là Hà Thị Mỹ Lai đã tốt nghiệp khoa Toán của Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Người con thứ 3 của gia đình ông Khánh là Hà Thị Mỹ Lan đang theo học khoa Du lịch của Đại học Duy Tân Đà Nẵng.
Ông Hà Phước Khánh là nông dân sản xuất giỏi của xã Bình Dương và huyện Thăng Bình trong 4 năm gần đây.
Gia đình ông cũng được hàng xóm, láng giềng ngưỡng mộ vì đã vượt khó, vươn lên từ nghèo khổ, gương mẫu trong cuộc sống.
Ông Cao Thành Phiện, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết: “Ông Hà Phước Khánh và gia đình rất mẫu mực trong các mối quan hệ với cộng đồng, làng xã.
Các con trong gia đình đều nỗ lực ăn học thành công, cống hiến tài sức cho xã hội.
Trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, gia đình luôn được biểu dương và trở thành điểm sáng để mọi người cùng gắng sức vươn lên trong cuộc sống”.
Có thể bạn quan tâm

Sau dưa hấu, giờ đến lượt ớt rớt giá thê thảm vì bị thị trường Trung Quốc từ chối. Nhiều hộ nông dân đang xót xa, tiếc nuối ruộng ớt sai quả nhà mình.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá sầu riêng giảm do thị thị trường Trung Quốc có dấu hiệu tiêu thụ chậm lại, các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng đang thu hoạch rộ sầu riêng nên càng bị dội hàng.

Những trái xoài độc đáo này vừa được ông Trần Văn Trung- Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (ấp Phú Mỹ, xã Tân Phú, Tam Bình, Vĩnh Long) “trình làng” tại hội thảo “Liên kết tìm đầu ra cho nông sản chủ lực tỉnh Vĩnh Long” do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long tổ chức.

Ngày 13.5, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương đã họp bàn về chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Thịt lợn sề màu hồng sẫm sau khi được “đánh phấn, trang điểm” bằng lớp tiết bò bên ngoài thì nó có màu lại càng sẫm như những tảng thịt bò thứ thiệt. 10 kg thịt bò "đểu" này bán hết lãi tới cả triệu bạc.