Ốc Hương, Loài Hải Sản Quý Cần Được Bảo Vệ
Ốc hương (Babylomia qreslata) là loài ốc biển rất quý, có giá trị xuất khẩu cao, phân bố dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Việc khai thác, chế biến ốc hương để xuất khẩu là hợp lý và cần khuyến khích, song do chưa nắm được đặc tính của loài ốc quý này, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt nên ngư dân ta khai thác khá bừa bãi từ ốc bố mẹ mang trứng đến cả ốc con, làm sản lượng giảm dần và cỡ ốc càng nhỏ lại, rất có nguy cơ tuyệt chủng.
Để duy trì, phát triển nguồn lợi ốc hương, trước mắt cần có sự nghiên cứu về đặc điểm sinh học và biện pháp khai thác hợp lý, tiến tới tổ chức nuôi nhân tạo để có sản lượng lớn phục vụ đời sống và xuất khẩu.
Ở vùng biển Bình Thuận, ốc hương sống ở độ sâu 5 - 20m, đáy cát bùn hay bùn cát vùng bãi triều, thềm lục địa, cách bờ 2 -3km. Chúng ăn xác bã hữu cơ là chính nên cũng dễ nuôi; thích hợp với độ mặn 27 - 35%0, nhiệt độ nước 21 - 29oC, hàm lượng oxy hoà tan trên 4,5 mg/lít, độ PH 7,5 - 8,5.
Ốc hương sống rải rác ở đáy biển, khi gặp mồi thì hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Vì vậy, ngư dân dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt.
Ngư dân Thái Lan có kinh nghiệm làm rập 3 tầng, đường kính rộng 25cm, với lưới có mắt 25mm cố định trên khung bằng sắt để trống phía trên. Một giàn rập thường có 100 cái liên kết nhau trên một dây dài, mỗi rập cách nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi cã ốc phân bố để nhử bắt.
Một số ngư dân ở Bình Thuận cã kinh nghiệm dùng mồi là cá chai muối sau 12 - 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn. Ngư dân ở Thanh Hoá, Nghệ An lại dùng mồi bằng rắn biển để làm mồi cho ốc còng đem lại năng suất đánh bắt cao.
Tuy nhiên, đến nay, những hiểu biết về loài ốc hương của chúng ta, nhất là ngư dân còn quá ít, trong khi lại tiến hành khai thác một cách thiếu khoa học nên nguồn lợi đang cạn dần, năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm.
Ở Bình Thuận, 3- 4 năm về trước, ngư dân khai thác đạt từ 20 đến 100 kg/giàn rập 100 cái (loại 1 tầng), đến nay chỉ đạt 2 - 3kg/giàn rập (còng 100 cái). Nhưng do giá ốc hương rất cao, 40 - 50 ngàn đồng/kg (cả vỏ) nên ngư dân vẫn khai thác quanh năm, bắt hết ốc nhỏ, kể cả ốc đang trong mùa sinh sản của chúng.
Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt ngư dân nên dùng mắt lưới làm rập cỡ 30 - 35m để hạn chế bắt ốc nhỏ và không bắt ốc vào mùa chúng sinh sản (tháng 3 - 5 âm lịch). Về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu sâu để nắm được các đặc điểm sinh học, từ đó cho sinh sản nhân tạo thành con giống và nuôi thương phẩm, nhằm tái tạo nguồn lợi, gia tăng sản lượng cả khai thác và nuôi để tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân, bảo đảm có nguồn hải sản quý xuất khẩu lâu dài và ngày càng tăng.
Có thể bạn quan tâm
Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.
Chỉ vì lợi nhuận cao trước mắt nên bỏ qua quy hoạch cũng như khuyến cáo của các ngành chức năng, người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận đã ồ ạt nuôi ốc hương và phải trả giá bằng thất bại.
Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước. Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa đủ, không qúa mạnh hay qúa yếu.
Sau khi đề tài khoa học cấp nhà nước cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm của trung tâm nghiên cứu thủy sản (NCTS) 3 (Bộ thủy sản) thành công, nhiều hộ dân ở huyện Vạn Ninh nắm bắt thời cơ nuôi được 2-3 vụ ốc hương thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay nhiều người dân trong tỉnh đang ráo riết đi tìm mua giống ốc hương để nuôi. Do vậy, thị trường ốc giống diễn ra rất sôi động ở các địa phương ven biển.
Hiện nay có bốn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, nuôi lồng, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiện, vì trí của từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.