Ồ ạt trồng khoai lang, nhà nông lỗ bạc tỷ
Ồ ạt chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch, sâu bệnh hoành hành, đầu ra bế tắc… khiến cho nhà nông trồng khoai lang ở miền Tây liên tục bị thua lỗ, nợ nần chất chồng.
Lỗ tiền tỷ
Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ lâu được xem là thủ phủ khoai lang sầm uất nhất miền Tây. Vậy mà, suốt mấy tháng qua người trồng khoai nơi đây lâm vào tình cảnh vô cùng bi đát vì nợ nần.
Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, do chạy theo phong trào nhiều người dân không có đất, đã “liều mình” đi thuê đất nhiều nơi trồng khoai với quy mô lớn, dẫn đến thua lỗ, đường cùng không có khả năng trả nợ dẫn đến nghĩ quẩn. Ông Phùng Minh Hạnh – ngụ ở ấp Thành Sơn, xã Thành Trung buồn rầu: “Có lúc tôi đã phải nghĩ đến cái chết vì thua lỗ quá nặng. May mà có vợ, các con khuyên can. Khổ đau lắm mấy chú ơi, 4 cha con tôi thuê đến 70 công (7ha) đất trồng khoai, ai ngờ lỗ đến trên 1,1 tỷ đồng”.
Theo ông Hạnh, hiện gia đình đang thiếu ngân hàng 250 triệu đồng và thiếu tiền vay bên ngoài 6 cây vàng (gần 200 triệu đồng) nên mỗi quý phải đóng lãi 11,5 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn thiếu cửa hàng vật tư nông nghiệp 350 triệu đồng. Ông đang rao bán một nền đất 500m2 để trả nợ.
Lão nông Phan Văn Tạo, ngụ ở ấp Thành Hiếu, xã Thành Trung bộc bạch: Bản thân ông đã từng nghĩ đến chuyện tự tử cho xong mọi chuyện nhưng được vợ khuyên ngăn, không nghĩ đến nữa. “Gia đình tôi thuê 18.000m2 đất trồng khoai (1.000m2 tiền thuê 5,5 triệu đồng) vụ này lỗ khoảng 150 triệu đồng, nếu tính cả 3 năm nay thì tôi đã lỗ khoảng 450 triệu đồng. Ngoài thiếu tiền thuê đất, tôi còn thiếu ngân hàng 240 triệu đồng chưa trả” – ông Tạo than.
Phá vỡ quy hoạch
" Gia đình tôi thuê 18.000m2 đất trồng khoai (1.000m2 tiền thuê 5,5 triệu đồng) vụ này lỗ khoảng 150 triệu đồng, nếu tính cả 3 năm nay thì tôi đã lỗ khoảng 450 triệu đồng. Ngoài thiếu tiền thuê đất, tôi còn thiếu ngân hàng 240 triệu đồng chưa trả”.
Theo UBND xã Thành Trung và Tân Thành - 2 địa phương có diện tích trồng khoai lớn nhất ở huyện Bình Tân, nhiều năm qua, do giá khoai tăng nhanh, lúc cao điểm giá có thể từ 800.000 đồng đến trên 1 triệu đồng/tạ (60kg, 1.000m2 đất khoai có thể đạt từ 30-40 tạ), theo đó người dân có lời từ 400.000 đến trên 600.000 đồng/tạ. Thắng lợi trước mắt, nhiều hộ dân ồ ạt chuyển phần lớn diện tích đất lúa sang trồng khoai dẫn đến phá vỡ quy hoạch, nguồn cung vượt cầu, sâu bệnh tấn công, giá cả bấp bênh không kiểm soát được.
Ông Nguyễn Ngọc Định – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết: “Địa phương có quy hoạch nơi trồng, nơi không được trồng nhưng người dân vẫn trồng, không cản được”.
Theo ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 12.300ha khoai nhưng đến nay đã cán mốc con số trên”.
“Để hạn chế những khó khăn trên, ngành nông nghiệp đã triển khai xây dựng cánh đồng mẫu khoai lang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Lượng khoai này sẽ bán với giá cao tại các thị trường khó tính, mang tính bền vững hơn. Thế nhưng do diện tích triển khai còn ít (40ha) nên sản lượng không nhiều” – ông Liêm thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Hay tin ở thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành (Sơn Dương - Tuyên Quang) có một mô hình nuôi lợn được xếp vào top những trang trại lớn nhất tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi tìm về và tận mắt thấy được quy mô, cách thức chăn nuôi lợn của ông chủ trang trại Nguyễn Văn Sung này.
Theo anh Nguyễn Văn Thiện Nhân, một nông dân đã gắn bó với nghề trồng nấm rơm nhiều năm nay ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang cho biết: “Sở dĩ nấm thu hoạch đêm có giá là do hái lúc nấm còn nhỏ, chất lượng ngon hơn nấm lớn. Hơn nữa, thu hoạch nấm đêm cực công hơn nhiều so với buổi sáng.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển khá ổn định. Tổng đàn gia cầm hiện có trên 3,7 triệu con. Tuy nhiên, người dân chủ yếu nuôi giống gà địa phương, chất lượng tốt nhưng thời gian nuôi kéo dài, hiệu quả kinh tế không cao.
Một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất châu Âu nhận định, thị trường bán lẻ Anh có xu hướng quan tâm nhất đến giá cả; tuy nhiên, với giá quá rẻ, cá tra Việt Nam chưa chắc đã là một sự lựa chọn tốt.
Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao. Với giá bình quân từ 350.000 – 400.000 đồng/lít mật nên nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại thu nhập cao. Nghề nuôi ong lấy mật không những tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập, ong còn giúp thụ phấn cho các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và môi trường sinh thái.