Nuôi trồng rong nho biển
Tại một số địa phương các tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận… đã rất thành công trong việc tiên phong nuôi trồng thương phẩm cây rong nho biển, trong đó có việc chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho người dân, ký hợp đồng với các đối tác Nhật Bản, các đại lý, siêu thị và hệ thống phân phối bán lẻ trong nước trong việc bao tiêu, lo đầu ra cho sản phẩm rong nho biển thương phẩm của người dân.
Trong nuôi thương phẩm rong nho biển, bà con nên chọn những cây rong giống có màu sắc xanh tươi tựnhiên, thân rong giống không có rong tạp bám, thân cọng rong mập mạp, các trái nho xếp đều đặn dọc hai bên thân và không có dị tật. Theo kinh nghiệm của các tỉnh thành đi trước, thì mật độ nuôi trồng thích hợp ởvào khoảng 200 kg giống/sào đối với trồng đáy, tương ứng với khoảng 0,2 kg giống/vỉ, mỗi sào bố trí rải đều khoảng từ1.000 - 1.200 vỉ. Có ba phương pháp nuôi trồng rong nho biển, đó là phương pháp trồng đáy, phương pháp trồng kê sàn và phương pháp trồng trong vỉ lưới.
- Phương pháp trồng đáy: dùng các nẹp bằng tre hoặc gỗ ghim cố định các nhánh rong xuống đáy ao, khoảng cách trồng 40 x 40 cm, mật độ nuôi trồng khoảng 200 kg giống/sào. Phương pháp này khá đơn giản, có chi phí đầu tư thấp, tuy nhiên khi thu hoạch và triển khai vụ mới tốn khá nhiều nhân công hơn so với các phương pháp khác.
- Phương pháp trồng kê sàn: dùng gỗ tạp hoặc tre đóng hoặc xếp thành hàng cách mặt đáy ao khoảng 5 cm, dùng các khay, rổ có kích thước 50 cm x 30 cm, bỏcát, bùn vào rồi cấy rong nho giống, tiến hành giữ cố định rong trong khay, rổ. Phương pháp này khátốn công, rong chậm phát triển do ít hấp thụ được nguồn dinh dưỡng từ đáy ao.
- Phương pháp trồng trong vỉ lưới: sử dụng các khung gỗ, tre hoặc ống nhựa làm thành hình vuông hoặc chữ nhật, kích thước khoảng 0,3 x 0,6 m, bao 2 lớp lưới, lớp dưới bố trí loại dày, mắt lưới nhỏ là giá đỡ giống rong, lớp trên phủ lên trên có mắt lưới thưa, may bốn mép để cố định rong giống trong vỉ, sau đó thả theo thứ tự thành hàng trong ao, có bố trí đường đi để kiểm tra, chăm sóc các vỉ rong. Phương pháp này giúp cho rong nho hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, đồng thời cũng dễ dàng hơn trong quản lý, chăm sóc, thu hoạch và quan trọng là mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác.
Mặc dù được đánh giá là loài dễ nuôi trồng, tuy nhiên bà con vẫn cần phải tuân thủ quy trình nhằm đạt hiệu quả cao trong nuôi trồng sản xuất. Một số lưu ý khi nuôi trồng rong nho biển cụ thể:
- Định kỳ2 - 3 ngày theo dõi sự phát triển của rong, tiến hành vệ sinh nhặt bỏ rong tạp, tiêu diệt cá, cua còng vào ăn rong và phá rong nuôi trong ao đầm, dùng tay rung, gạt nhẹ khay rong nhằm loại bỏ các chất bẩn bám trên khay, thân rong.
- Bà con cần chú ý theo dõi lịch thủy triều để có chế độ thay nước hợp lý nhằm cung cấp một lượng nước mới giúp kích thích rong phát triển, thông thường khoảng 3 - 5 ngày thay nước mới một lần, lượng nước thay khoảng 50 - 70%.
Là loài nuôi trồng ngắn ngày, chỉ sau từ2 - 3 tháng sẽ cho thu hoạch. Thu hoạch rong nho khá tốn công, khi thu hoạch, chỉ lấy phần thân đứng, chọn lấy các cọng rong đứng dài trên 5 cm có các hàng trái xếp đều đặn xung quanh thân cây rong, sau đó rửa sạch rong bằng nước biển, xếp nhẹ nhàng và đều trong thùng nước có sục khí, bước tiếp theo làm ráo nước và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong các thùng xốp đậy kín hoặc xếp bảo quản trong các túi nylon khô ráo.
Có thể bạn quan tâm
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang được cảnh báo, vì nó gây tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng
Cùng với các loại na bở, na dai, nông dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đưa vào trồng giống na mới là na hoàng hậu, cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Có rất nhiều gương nông dân đặc biệt, trở thành tỷ phú, đại tỷ phú nhờ những cách làm mới mẻ. Trong đó, có nông dân lãi tới 5 tỷ đồng/năm nhờ trồng chanh tứ quý