Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi tôm trên cát, có bát ăn bát để

Nuôi tôm trên cát, có bát ăn bát để
Tác giả: Cảnh Thắng
Ngày đăng: 24/08/2016

Cụ thể, đến nay Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 124ha, sản lượng 1.300 tấn, thu về 208 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quý Linh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An chia sẻ, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát ở Nghệ An thành công là do phần lớn các chủ hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm, có tiềm lực kinh tế, đầu tư bài bản.

Hầu hết người nuôi có chí tiến thủ, ham học hỏi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP từ khâu cải tạo ao, chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ… Đặc biệt, các mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao sử dụng 100% chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi như: cải tạo ao, không sử dụng kháng sinh và hạn chế tối đa hóa chất…

Sau khi tháo cạn nước, vét bùn đáy ra khỏi ao, bà con đều dùng các loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân hủy chất thải hữu cơ để xử lý ao nuôi...

Ông Huỳnh Văn Tiến, trú tại xóm Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: “Gia đình tôi đầu tư thả nuôi hơn 1 triệu con giống từ tháng 3.2016, áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, không sử dụng kháng sinh cũng như hóa chất độc hại, tổng diện tích nuôi 1,5ha.

Sau 85 ngày nuôi, chúng tôi thu hoạch và vô cùng bất ngờ khi tỷ lệ sống của tôm đạt tới 90%, trung bình từ 50 đến 60 con/1 kg, sản lượng đạt 1,5 tấn.

Với giá bán hiện nay từ 160 ngàn/1kg, gia đình tôi thu về 2,4 tỷ đồng, sau khi trừ tất cả các chi phí (tôm giống, thức ăn…) tôi lãi hơn 1,5 tỷ đồng…”.

Tỉnh Nghệ An có hơn 124ha được người dân áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, tập trung chủ yếu ở các xã Diễn Kim, Diễn Trung, Diễn Thịnh (huyện Diễn Châu) với 110ha; xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu) 10ha và thị xã Cửa Lò 3ha.

Cũng áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, ông Hồ Sỹ Kiếm trú tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ: Vào cuối tháng 3 năm nay, tôi mạnh dạn đầu tư thả hơn 700.000 con giống trên diện tích gần 1ha.

Sau 90 ngày nuôi, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 9,4 tấn, kích cỡ trung bình 60 - 65 con/kg, doanh thu đạt 1,5 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, tôi lãi 900 triệu đồng.

Với thắng lợi đó, tôi dự kiến sẽ đầu tư thêm diện tích để nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao như đã được tập huấn trước đó…”.

“Sắp đến mùa vụ mới, chúng tôi sẽ mở thêm nhiều lớp tập huấn, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi mới, mô hình nuôi thâm canh nhằm trang bị thêm cho người nông dân những kiến thức cần thiết trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, để mô hình này thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao và xóa đói giám nghèo một cách bền vững…” - ông Nguyễn Quý Linh cho biết thêm.

 


Có thể bạn quan tâm

Cần làm gì ngay sau khi công bố biển sạch hay chưa Cần làm gì ngay sau khi công bố biển sạch hay chưa

8 giờ sáng mai (22.8), tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tài nguyên môi trường và Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam sẽ "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" . Người dân Quảng Trị mong muốn sau khi công bố kết quả, các cơ quan chức năng sẽ có những bước tiếp theo.

24/08/2016
Nuôi cá rô phi lãi 200 triệu đồng/năm Nuôi cá rô phi lãi 200 triệu đồng/năm

Anh Phạm Văn Đức (SN 1977) ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những người đầu tiên ở địa phương nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

24/08/2016
Thủy sản - Không thể đi dép lê để hội nhập Thủy sản - Không thể đi dép lê để hội nhập

Một loạt rào cản kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu (XK) chủ lực của thủy sản Việt Nam đang khiến ngành hàng này đứng trước các áp lực thay đổi để giữ vững và phát triển giá trị.

24/08/2016