Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất

Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất
Tác giả: Trọng Hoàng
Ngày đăng: 18/10/2018

Trước tình hình vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh dễ tấn công môi trường nuôi, thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là một hướng đi bền vững.

Người nuôi tôm nên đầu tư chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng. Trong ảnh: Thu hoạch tôm tại vùng nuôi xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Ảnh: THANH TRÍ 

Anh Phạm Thế Vịnh (ấp Bà Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) mạnh dạn cải tạo 2.000m2 mặt nước nuôi tôm cũ để đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Mô hình gồm có 2 ao nuôi tôm thẻ, được lót vải bạt quanh bờ và đáy ao. Phía trên ao nuôi được che bằng lưới. Ao nuôi có hệ thống cung cấp ôxy và có thể thay nước hàng ngày. Cùng với 2 ao nuôi, còn có thêm một ao ương (nuôi tôm giai đoạn một), để tạo môi trường tốt nhất cho tôm giống. Quy trình nuôi rất nghiêm ngặt. Nước trước khi đưa vào ao ương được xử lý diệt khuẩn bằng các hóa chất nằm trong danh mục Bộ NN-PTNT cho phép. Sau đó, được bơm qua ao chứa để lắng các chất không có lợi cho tôm. Sau 7-10 ngày mới chuyển nước qua ao ương. Tại ao ương nước được gây màu tảo bằng các chế phẩm sinh học. Khi nước có màu xanh của tảo lục và các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thả tôm giống. Con giống cũng được tuyển chọn rất kỹ lưỡng để hạn chế bệnh lây. Sau thời gian 30 ngày, toàn bộ tôm nuôi tại ao ương được chuyển qua ao nuôi bằng hệ thống ống dẫn tự chảy.

Anh Vịnh cho biết, chi phí đầu tư cho mô hình lên đến 2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, mật độ nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao có thể đạt từ 250-300 con/m2, mỗi năm có thể thả nuôi từ 3-4 vụ, năng suất có thể đạt 40 tấn/ha. Nhờ tôm tăng trưởng tốt, ít bị dịch bệnh nên lợi nhuận có thể tăng gấp 2-3 lần so với cách nuôi thông thường.

Theo các hộ nuôi tôm, tôm thẻ chân trắng nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi có thể lớn nhanh, ít phân đàn và thời gian nuôi ngắn. Do đó, việc nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao rất phù hợp cho loại tôm này vì môi trường nuôi ít bị tác động của khí hậu, thời tiết, các chỉ số luôn được duy trì ổn định. Mô hình nuôi này cũng hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn sinh học.

“Trong tương lai tôi sẽ đầu tư các thiết bị kiểm soát môi trường bằng hệ thống tự động, dữ liệu môi trường được tích hợp vào phần mềm máy tính, khi có hiện tượng biến động hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo kịp thời hoặc xử lý tự động khi các chỉ tiêu ôxy hoặc pH biến động thất thường. Ngoài ra, tôi cũng đang tìm hiểu để lắp đặt máy cho ăn tự động, dựa theo tần số sinh học của tôm”, anh Vịnh chia sẻ thêm về kế hoạch hiện đại hóa ao nuôi trong tương lai.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, mô hình nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế rõ rệt nên được nhiều người nuôi tôm quan tâm. Thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch xây dựng kênh cấp nước mặn dài khoảng 6km, dẫn nước biển vào phục vụ cho nghề nuôi tôm công nghiệp ở vùng nuôi tôm trọng điểm Xuyên Mộc.


Có thể bạn quan tâm

An Giang ùn ùn đào ao nuôi cá, hệ lụy khó lường An Giang ùn ùn đào ao nuôi cá, hệ lụy khó lường

Cách đây hơn 2 năm, báo An Giang đã phản ánh tình trạng hàng trăm nông dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú) và Hòa Lạc (Phú Tân) ồ ạt đào đất ruộng để ương cá lóc giống, mong làm giàu. Ngay sau đó, thị trường cá lóc bị ứ đọng, do cung vượt cầu, giá cá lao dốc không phanh. Hàng loạt nông dân đã nhận trái đắng thua lỗ, rồi san lấp hầm. Và nay, viễn cảnh ấy đã lặp lại…

24/05/2016
Thực hư chuyện cá cảnh mắc cạn 10 năm chưa giải quyết Thực hư chuyện cá cảnh mắc cạn 10 năm chưa giải quyết

Sau khi một doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh “than thở” với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng việc không thể xuất khẩu cá sang châu Âu vì vướng các thủ tục từ phía Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI đã chủ động mời doanh nghiệp và Chi cục Thú y TP. HCM đến cùng đối thoại để gỡ khó.

25/05/2016
Giá cá sấu bằng 1/3 cùng kỳ, người nuôi thua lỗ Giá cá sấu bằng 1/3 cùng kỳ, người nuôi thua lỗ

Thời điểm này năm 2015, giá cá sấu thịt được thương lái thu mua với giá 250.000 đồng/kg. Hiện nay, tại các tỉnh ĐBSCL giá cá sấu chỉ trên dưới 90.000 đồng/kg.

25/05/2016
Nguồn nước mặn khiến cá chết hàng loạt Nguồn nước mặn khiến cá chết hàng loạt

Cá nuôi ở mật độ dày, độ mặn trên sông Tiền không ổn định làm môi trường nước thay đổi bất thường, dẫn đến cá bị sốc, chết hàng loạt.

25/05/2016
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

Từ ngày 01/7/2016, việc phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành.

25/05/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.