Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP
Tác giả: Minh Hiếu
Ngày đăng: 25/11/2019

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM triển khai mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP” với quy mô 1ha/2 hộ của Hợp tác xã Thủy sản và Dịch vụ Duyên Hải (ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ).

Đánh giá kết quả mô hình.

Mô hình được thực hiện từ 1/7 - 2/10. Kỹ thuật áp dụng thông qua hệ thống ao nuôi, ao lắng và ao chứa thải; Phương thức nuôi thâm canh; Mật độ nuôi 100 con/m2; Sử dụng thức ăn công nghiệp và nguồn giống từ Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận (Trà Vinh).

Các hộ tham gia mô hình đều có kinh nghiệm và được tập huấn về quy trình nuôi tôm theo VietGAP; Nằm trong vùng quy hoạch nuôi thủy sản (độ mặn dao động 4 - 15%o, pH 7,5 – 8,5, độ kiềm dao động 80 - 120mg CaCO3); Có ao nuôi đảm bảo kỹ thuật (bờ ao lót bạt, độ sâu mực nước đúng quy định 1,2 - 1,5 m, có hệ thống quạt nước).

Qua hơn 3 tháng nuôi và theo dõi mô hình từ cán bộ kỹ thuật Khuyến nông, kết quả đạt khá cao, lãi hơn 800 triệu đồng/1ha/2 hộ. Trong đó, hộ ông Nguyễn Duy Sinh sản lượng đạt 5.900kg, năng suất 11,8 tấn/ha, trọng lượng tôm trung bình 30 - 34 con/kg, giá bán 150.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, lãi hơn 540 triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Duy Hùng sản lượng đạt 3.600kg, năng suất 7,2 tấn/ha, trọng lượng tôm trung bình 28 - 30 con/kg, giá bán 160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 300 triệu đồng.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Duy Sinh, hồ nuôi của ông có sử dụng oxy đáy và luôn đảm bảo kỹ thuật cung cấp ôxy để tôm phát triển tốt (như hệ thống điện, máy phát điện và thùng ôxy già sử dụng nếu lỡ cúp điện).

Ngoài ra, sử dụng vi sinh cho tôm nhằm ổn định chất lượng nước, nền đáy ao nuôi, nâng cao sức đề kháng của tôm, đặc biệt giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh. Sử dụng đường vàng thay mật vỉ đường kiểm soát ammonia và pH ao nuôi tốt hơn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nếu sử dụng ao lót bạc bờ (không phải ao lót bạc đáy) thì nên có thời gian (khoảng 1 tháng) để phơi ao. Khi tôm lớn, bán tỉa nhiều lần và nên thả giống từ tháng 6 âm lịch trở đi, lúc đó giá thị trường thường sẽ cao hơn so với thời gian thả trước đó.

Đánh giá về hiệu quả mô hình, ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho rằng, để mô hình phát triển ngày càng hiệu quả hơn, các hộ phải chú ý luôn đảm bảo các yếu tố như giống chất lượng cao, vật tư thức ăn, công nghệ máy móc tốt...

"Không dừng lại ở đó, mục tiêu trong thời gian tới Trung tâm sẽ thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao, với hình thức ương tôm trước khi thả ra ao nuôi, giúp hộ nuôi hạn chế bất lợi về thời tiết...", ông Văn chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm chân trắng bằng công nghệ nano Nuôi tôm chân trắng bằng công nghệ nano

Thí điểm thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ nano với nhiều ưu điểm, phù hợp với vùng cát ven biển.

22/11/2019
Quản lý pH cao trong ao nuôi trồng thủy sản Quản lý pH cao trong ao nuôi trồng thủy sản

Xin lược dịch bài viết Banrie được đăng trên Thefishsite nhằm cung cấp những biện pháp kỹ thuật để quản lý độ pH cao trong ao nước ngọt hiệu quả.

22/11/2019
Lưu ý nuôi tôm trong ruộng lúa Lưu ý nuôi tôm trong ruộng lúa

Biện pháp tăng tỷ lệ sống cho tôm khi nuôi trong ruộng lúa, Mùa vụ thích hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

23/11/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.