Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tăng trưởng nhanh và lớn hơn nhờ ăn chất thải từ nhím biển

Nuôi tôm tăng trưởng nhanh và lớn hơn nhờ ăn chất thải từ nhím biển
Ngày đăng: 05/11/2015

Nhờ việc sử dụng nhím biển và tôm như loài làm mẫu, các nhà khoa học UAB khám phá ra rằng loài này có thể nuôi loài khác từ chất thải của mình mà không cần sử dụng các loại thực phẩm truyền thống. 

Tiến sĩ Steve Watts, nổi tiếng với các món ăn từ nhím biển do chính ông tự chế biến đã khiến ông được mọi người biết đến trên kênh du lịch về thức ăn lạ ở Mỹ, chương trình này được Andrew Zimmern phụ trách.

Watts và nhóm của ông từ trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa Sinh học Khoa học bắt đầu dự án này sau nhiều năm nghiên cứu truyền thống động vật dưới nước kết hợp với khoa học và y học tiên tiến.

Watts nói “trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng một số động vật chúng tôi nghiên cứu là loài thí nghiệm tuyệt vời đối với lĩnh vực y học,"

. "Hầu hết trong số chúng là những loài thí nghiệm y sinh hữu ích, và chúng tôi có thể nghiên cứu nhiều bệnh và vấn đề liên quan đến sức khỏe con người, do đó nghiên cứu của chúng tôi thực sự gồm hai phần.

 Chúng tôi nghiên cứu những loài này đối với ngành nuôi trồng thủy sản và y sinh.

"Trong nghiên cứu trước đây của mình về nhím biển, Watts phát hiện ra rằng loài này có khả năng hỗ trợ loài khác, điều này thôi thúc mối quan tâm của ông để tìm hiểu khả năng đó. 

“Trong một số trường hợp, chúng tôi nuôi tôm với nhím biển cùng với nhau và chúng tôi nhận thấy rằng tôm có xu hướng tụ tập nhím biển và tiêu thụ các viên chất thải từ nhím biển," Watts nói.

"Giống như có tính hiệp trợ ở đây."

Trong phòng thí nghiệm của Watts, các nhà nghiên cứu nuôi nhím biển và đặt chúng vào một hệ thống nuôi ghép, trong đó loài này nuôi loài khác. 

Trong trường hợp này, tôm sống ở dưới nhím biển, nhím biển nuôi tôm qua việc thả viên chất thải để tôm ăn và phát triển mà không cần thức ăn truyền thống. 

Theo nghiên cứu của Watts, các viên thải của nhím biển có đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi khuẩn lành mạnh giúp tôm tăng trưởng nhanh và lớn hơn khi cho tôm ăn thức ăn riêng. 

Phát hiện này có tiềm năng mang lại tác động tích cực trong nhiều lĩnh vực. 

"Về cơ bản, đó là một bước đột phá trong khoa học nuôi ghép; nhưng những ảnh hưởng tích cực này cũng có thể được nhìn thấy trong các ngành công nghiệp nuôi thủy sản và người mua chúng cho các nhà hàng, "Watts nói. 

"Chi phí tiết kiệm được có thể rất đáng kể từ việc giảm bớt hoặc loại bỏ nhu cầu thực phẩm truyền thống.

"Tôm nuôi là một phần quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản và công nghiệp nhà hàng. Trên thế giới, tôm được nuôi trong ao hơn là ở đại dương vì lợi ích ẩm thực. Để nâng cao sản lượng tôm cho thị trường, nông dân thường phải mua thức ăn đắt tiền.

 Hệ thống của Watts loại bỏ đi yếu tố chi phí. "Khi bạn có nhím biển thì bạn sẽ không cần thức ăn nuôi tôm," Watts nói. "Những gì chúng tôi nhận thấy là tôm phát triển nhanh khi chỉ tiêu thụ viên nhím - chúng lớn nhanh và khỏe mạnh. 

Trong nhiều trường hợp, tốc độ tăng trưởng của chúng vượt trội hơn những con tôm được cho ăn các thức ăn đắt tiền.

"Hơn nữa, các đầu bếp như Chris Hastings của Birmingham, đầu bếp và chủ sở hữu câu lạc bộ Hot and Hot Fish và Ovenbird mới mở nổi tiếng trên thế giới, có thể tự mình cung cấp thức ăn nhờ hệ thống mới này. 

Watts và nhóm nghiên cứu của ông đã mang tôm của họ đến câu lạc bộ Hot and Hot Fish của Hasting cho một cuộc thử nghiệm hương vị

. Hastings cho biết "nếu bạn nuôi tôm trong ao chứ không phải trong một vòng khép kín có thực phẩm hữu cơ như ở môi trường sạch sẽ thì vị của nó gần giống loại tôm này- Hương vị, kết cấu, tất cả mọi thứ về tôm của bạn là đẳng cấp thế giới ".

"Và bạn có biết nó có ý nghĩa gì đối với tôi với tư cách là bếp trưởng không? 

Điều này có nghĩa là tôi biết tôi có hy vọng và cơ hội để đạt được những gì tôi mơ ước trong nấu ăn, "Hastings phát biểu. 

"Bạn không thể đạt được những ước mơ ấy với ít hơn một sản phẩm hoàn hảo.

"Watts và nhóm của ông thực hiện theo mong muốn của Hasting nhằm tạo ra một hệ thống môi trường bền vững vì sự nuôi trồng nhiều loài.

"Với số người trên thế giới ngày càng tăng và nhu cầu protein, nuôi trồng thủy sản sẽ là cơ chế duy nhất mà chúng ta có thể tăng cường sản xuất protein cá," Watts nói.

 "Đó là mọi thứ chúng ta có.""Nuôi trồng thủy sản mang lại cho chúng ta một phương pháp mới tạo ra protein mà chúng ta đã không sử dụng đầy đủ," Karen Jensen, một sinh viên thạc sĩ trong phòng thí nghiệm Watts cho biết.

 "Những loài này sử dụng ít năng lượng hơn, chẳng hạn một con bò hoặc một con gà được nuôi đến lúc trưởng thành toàn diện sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng tuyệt vời."

Với rất nhiều lợi ích của hệ thống này trong đầu, Watts và nhóm của ông sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ nuôi ghép và những loài khác nhằm mang lại số lượng thủy sản nhiều hơn đến thị trường.

Biên dịch: www.2lua.vn


Có thể bạn quan tâm

Sự cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong thủy sản Sự cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong thủy sản

Từ cách đây hơn 50 năm, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đã chính thức xuất hiện khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nhân" (Social Responsibilities of the Businessmen) năm 1953.

04/07/2015
Sinh sản nhân tạo cá linh ống Sinh sản nhân tạo cá linh ống

Cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) là một trong những loài có đặc tính di cư sinh sản và là đặc sản của ĐBSCL. Mấy năm lại đây, nguồn cá linh đang cạn kiệt dần, không đủ cung cho thị trường, giá cá đắt đỏ. Sản xuất giống cá linh sẽ mở ra triển vọng mới cho thị trường. TSVN giới thiệu quy trình sinh sản nhân tạo loài cá này.

04/07/2015
Kỹ thuật nuôi tôm vụ đông Kỹ thuật nuôi tôm vụ đông

Để khắc phục những khó khăn và tận dụng được những thuận lợi trong nuôi tôm vụ đông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu cùng bạn đọc TSVN các biện pháp kỹ thuật được áp dụng hình thức và kỹ thuật nuôi hiệu quả.

04/07/2015
Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Từ giữa năm 2014, tình trạng tôm nuôi bị chậm lớn diễn ra tại nhiều vùng nuôi tôm Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

04/07/2015
Đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nơi nuôi cá lồng/bè nước ngọt Đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nơi nuôi cá lồng/bè nước ngọt

Quy chuẩn này được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.

04/07/2015