Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch
Ngày đăng: 29/08/2013

Những năm gần đây, do tác động của thời tiết, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp đã gây không ít khó khăn cho nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế diện tích tôm nuôi bị thiệt hại liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại và góp phần nâng cao chất lượng tôm nuôi, thời gian qua, ngành nông nghiệp các tỉnh, thành trong vùng đã triển khai nhiều mô hình nuôi theo hướng cải tiến. Sau đây là ghi nhận tại Cà Mau – địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Khác với cách nuôi truyền thống, nông dân phải tự bơi cả đầu vào lẫn đầu ra dẫn đến tính rủi ro rất cao, nhất là đối với những nông hộ ít vốn, ít đất; còn nuôi quảng canh cải tiến bà con được ngành nông nghiệp địa phương tư vấn từ cách chọn giống, cách phòng chống dịch bệnh cho đến khâu thu hoạch và tiêu thụ.

Anh Huỳnh Chí Thanh phấn khởi cho biết: "Lúc trước mình nuôi theo kiểu truyền thống, tôm nó phát triển rất chậm, nhiều dịch bệnh; còn khi tham gia mô hình này có nhiều chỗ hay là mình diệt được tạp, phơi được đất màu mỡ hơn".

Ông Trần Minh Nhiều, Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện Đầm Dơi, Cà Mau nhấn mạnh: "Mình sẽ kết hợp với bà con nông dân đến với trại giống chất lượng, sau khi lựa chọn và kiểm nghiệm đạt rồi thì mình sẽ cho bà con thả nuôi".

Theo ngành nông nghiệp địa phương, nuôi quảng canh cải tiến sẽ giám sát chặt chẽ và giảm được việc sử dụng các loại thuốc hóa học, thức ăn,… ưu tiên dùng sản phẩm vi sinh bảo vệ môi trường. Do đó, không chỉ hạn chế dịch bệnh mà còn góp phần nâng cao năng suất tôm nguyên liệu. So với nuôi tôm truyền thống, nông dân tham gia mô hình này có lãi từ 25 - 30 triệu đồng/ha.

Ông Đỗ Thanh Hài, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, Cà Mau bày tỏ quyết tâm: "Huyện đang tập trung chỉ đạo các ngành, tăng cường hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân thực hiện mô hình này để làm bước đệm cho những mô hình nuôi tôm cao hơn như nuôi công nghiệp. Do đó, chúng tôi sẽ triển khai quyết liệt để mang lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi tôm".

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất khu vực ĐBSCL, với diện tích chiếm hơn 260.000 ha. Tuy nhiên, phần lớn là nuôi theo truyền thống, do đó, hiệu quả chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, mô hình nuôi quảng canh cải tiến là trong những bước đệm quan trọng để tiến tới mô hình sản xuất cao hơn, nhất là mục tiêu quy hoạch vùng nuôi theo hướng bền vững đáp tốt nhu cầu xuất khẩu hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

04/06/2015
Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015 Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

04/06/2015
Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015 Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

04/06/2015
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

04/06/2015
Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập

UBND huyện Yên Lập phối hợp với Công ty TNHH Cường Tân tổ chức tổng kết mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 do Việt Nam sản xuất, áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI).

04/06/2015