Nuôi tôm hùm bông trong bể
Chọn mua tôm giống nơi gần nhất với trại nuôi và thả tôm hùm giống có cùng ngày tuổi (cùng giai đoạn phát triển).
Chọn giống và mật độ thả tôm
Chọn mua tôm giống nơi gần nhất với trại nuôi và thả tôm hùm giống có cùng ngày tuổi (cùng giai đoạn phát triển).
Vận chuyển tôm hùm giống từ nơi mua về cở sở nuôi bằng phương pháp vận chuyển hở có sục khí, sử dụng thùng xốp kích thước 0,4 m x 0,4 m x 0,6 m để vận chuyển, mật độ khoảng 500 con/thùng.
Mật độ tôm giống thả nuôi 10 con/m2.
Thức ăn và cách cho ăn
Dùng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) là lựa chọn tối ưu để nuôi tôm hùm trong hệ thống bể; tuy nhiên hiện nay trên thị trường chưa có thức ăn viên nên phải sử dụng cá tạp để nuôi tôm hùm. Cá tạp bao gồm cá liệt, ghẹ và sò. Chọn cá tươi; sau đó sơ chế: Rửa sạch cá bằng nước mặn rồi cắt cá theo chiều ngang thân, kích thước lát cắt 1 - 2 cm. Làm sạch cá đã cắt bằng nước ngọt nhiều lần; sau đó cấp đông để cho ăn trong nhiều ngày.
Tách vỏ ghẹ, cắt bỏ phần phần mang (cơ quan hô hấp) và phần bụng, cắt ghẹ làm 2 hoặc 4 phần; sau đó rửa sạch ghẹ bằng nước ngọt nhiều lần rồi cấp đông để cho tôm ăn trong nhiều ngày. Loại bỏ vỏ sò và xoang màng áo; sau đó rửa sạch thịt sò bằng nước ngọt nhiều lần rồi cấp đông cho tôm hùm ăn.
Cho tôm ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn cho tôm ăn trong 2 tháng đầu từ 20 đến 30% trọng lượng thân. Những tháng nuôi sau giảm còn 15 - 20% trọng lượng thân. Sau khi cho ăn 1 - 2 giờ thì vớt thức ăn thừa, nếu còn.
Quản lý và chăm sóc
Hằng ngày đo các yếu tố môi trường (nhiệt độ nước, pH, O2 hoà tan, NH3, NO2 và NO3, H2S).
Định kỳ 15 - 30 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 50 - 70% nước cũ và bổ sung nước mới; 60 - 90 ngày thay 100% nước cũ, vệ sinh đáy bể nuôi và bổ sung nước mới.
Thời gian nuôi và thu hoạch
Giống như nuôi tôm hùm ngoài biển, thời gian nuôi tôm hùm trong bể 18 - 20 tháng, tôm đạt khối lượng 0,7 - 1,3 kg/con thì thu hoạch; có thể thu những con lớn trước nhỏ sau hoặc thu toàn bộ.
Có thể bạn quan tâm
Dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng nghề nuôi tôm hùm đang có những tác động tiêu cực đến môi trường biển.
Lượng protein và lipid có trong thức ăn công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh.
Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.