Nuôi Tôm He Ở Nhật Bản
Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) tên địa phương là Kuruma ebi, được đánh giá cao ở Nhật Bản và được coi là "Vua của các món ăn hải sản". Chúng được bán rất đắt ở các nhà hàng thời thợng và thường có mặt ở các bữa tiệc linh đình trọng thể. Việc nuôi và buôn bán loài này nhằm mục tiêu u tiên cho các thị trường chọn lọc hơn là tăng cường sản xuất cho quảng đại quần chúng. Tuy P.japonicus chỉ chiếm khoảng dới 3% sản lượng tôm thế giới, nhưng loài này vẫn có ưu thế của nó.
Trong số các loài tôm họ Penaeidae, chỉ có loài này chịu đựng được vận chuyển xa không có nước. Ngư dân luôn giữ sống tôm trong thuyền khi chở về cảng bán đấu giá. Mùa đẻ của P.japonicus kéo dài khoảng 6 tháng. Tôm cái có thelycum đóng kín, trong có chứa bó tinh của tôm đực.
Việc sẵn sàng cung cấp những con tôm mẹ thành thục sinh dục trở nên dễ dàng nhờ những nghiên cứu mở đường của tiến sĩ Fujinaga - người đầu tiên thành công trong khâu ương ấu trung tôm he sinh sản nhân tạo. Ông được suy tôn là "cha đẻ của nghề nuôi tôm".
Sau 30 năm nghiên cứu loài tôm này, Fujinaga và các cộng sự của ông đã xây dựng trại nuôi tôm thưương phẩm vào năm 1963. Họ quyết định áp dụng phương pháp nuôi bán thâm canh dựa trên sức sản xuất sơ cấp và dùng các ao đất rộng, thay cho ý tởng ban đầu của Fujinaga đa ra là áp dụng hệ thống sản xuất siêu thâm canh. Hầu hết các trại nuôi thông thường sau đó đều xây dựng ao tại các đồng muối, vụng cát bỏ hoang hóa.
Năm 1964, J.Kittaka đã đa ra biện pháp kỹ thuật mới để nuôi ấu trùng trong các bể 200m3 ở ngoài trời. Dùng phân bón trực tiếp vào bể ương ấu trùng để điều tiết "sự nở hoa" của thực vật phù du trong bể. ấu trùng ăn các vi sinh vật được hình thành, phát triển cân bằng trong bể ương.
Việc sử dụng Artemia cho các giai đoạn sớm của postlarvae đã tạo nên thành công của hệ thống ương nuôi ấu trùng. Do dễ dàng thu thập tôm mẹ mang trứng và được tiếp thụ công nghệ ương ấu trùng nên nhiều người nuôi tôm sau đó đã tự sản xuất được tôm giống.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản như A.Kanazawa, O.Deshimaru, K.Shigueno... đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của P.japonicus và đã sản xuất thương phẩm thức ăn nhân tạo cho loài này. Ngợc với các loài tôm he khác, hàm lượng protein trong thức ăn của loài này đòi hỏi khá cao, tới 55%.
Năm 1973, một trại nuôi mới của Công ty Mitsui Norin Marine được xây dựng ở cực nam nước Nhật. Trại có 14 bể tròn 2 đáy, xây dựng theo thiết kế của Shigueno. Hệ thống này cho năng suất cao hơn so với các ao thông thường nhưng đầu t ban đầu cao hơn và có những đặc điểm như dễ thay nước, hút bùn, duy trì sục khí ở đáy cát. Phần lớn người nuôi tôm trong những năm 1970, 1980 đạt năng suất 2,6 - 4,6 tấn/ha, trong khi năng suất ở trại của Công ty Mitsui đạt tới 19-32 tấn/ha, vợt xa các trại khác.
Tuy nhiên, thay nước quá mức đã ngăn cản việc duy trì thực vật phù du và gây sốc mạnh cho tôm. Kết quả là tỷ lệ sống chỉ còn 46-78% do xảy ra bệnh Vibriosis và bệnh nấm, các thực vật thủy sinh có hại phát triển trong bể và hệ số thức ăn tăng tới 2,3-3,4.
Hệ thống nước của bể 2 đáy cần được cải tiến để giữ được sục khí nhiều hơn ở đáy bằng cách đảo chiều nước qua theo hướng đi lên. Quan trọng hơn là cần xem xét lại mức đòi hỏi dinh dưỡng cao cho loài này tăng trưởng để làm giảm lượng dinh dưỡng trong chất thải.
Năm 1993, tấn bi kịch đã xảy ra ở phía Tây Nhật Bản khi một số trại nuôi nhập tôm giống từ một nước láng giềng về nuôi. Sau vài ngày thả giống vào ao nuôi lớn, tôm chết hàng loạt do virus gây bệnh đốm trắng (WSSV). Ngoài 96 trại bị lây nhiễm, còn 19 trại phải ngừng sản xuất kinh doanh. Bệnh dịch lây lan khắp vùng và hơn 10 trại sau đó vài năm cũng đóng cửa.
Sau đại dịch WSSV năm 1993, các nhà quản lý trại Mitsui đã tăng cờng mạnh mẽ công tác quản lý ao, thả vào ao các ấu trùng không bị nhiễm virus sau khi đã thử phản ứng, giảm tỉ lệ thay nước còn 1/6 của những năm trước, sớm đa chế phẩm sinh học vào bể, bón phân hóa học có hiệu quả trong quá trình nuôi.....
Các biện pháp này đã hạn chế các thực vật thủy sinh có hại, làm giảm hệ số thức ăn, loại trừ hầu hết bệnh, giảm lượng bùn hữu cơ sau mỗi vụ thu hoạch. Mục tiêu những năm tới đây là tăng số trại tiếp cận với hệ thống nuôi kín tái tuần hoàn.
ở Nhật Bản hiện có một trại giống đã chọn lọc và giữ được giống P.japonicus thế hệ thứ 6 không bị nhiễm WSSV. Postlarvae của trại này đã được bán cho nhiều trại khác. Theo người quản lý trại, tỷ lệ tăng trưởng của tôm trong ao nuôi lớn ở đây tăng rõ rệt, một vài tôm đẻ hồi tháng 3 nuôi đến tháng 10 đạt 70g hoặc hơn.
Các cải tiến nói trên sẽ góp phần phát triển nuôi tôm P.japonicus ở Nhật Bản, làm tăng sản lượng của loại "Hải Sản Vua" này trên đất nước Hoa Anh Đào.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he Hepatopancreatic Parvovirus - HPV