Nuôi tôm công nghiệp RAS trên cạn tại Israel
Sau 3 năm nghiên cứu tại các trung tâm R&D ở Israel, Công ty Công nghệ NTTS AquaMaof đã ứng dụng thành công công nghệ RAS nuôi tôm công nghiệp trên cạn với tỷ lệ sống cao và sạch bệnh. Công nghệ này sẽ có mặt trên thị trường toàn cầu vào năm sau.
AquaMaof, công ty công nghệ nuôi thủy sản RAS trong nhà hàng đầu thế giới đang thực hiện dự án phát triển hệ thống nuôi tôm trên cạn tại miền nam Israel. Là một doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghệ NTTS, AquaMaof đã ứng dụng thành công công nghệ RAS độc quyền của hãng để nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp với kết quả tỷ lệ sống cao và sạch bệnh.
Đến nay, AquaMaof đã đạt hơn 300 triệu USD từ giao dịch mua bán trên toàn cầu, đi đầu ngành công nghiệp nuôi thủy sản trên cạn với hàng chục cơ sở sản xuất trên khắp thế giới. Công nghệ RAS của AquaMaof cung cấp một giải pháp nuôi và thu hoạch có trách nhiệm với cá và các loại hải sản.
Protein trong tôm, cá luôn tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt khác. Do đó, nhu cầu tiêu thụ tôm và thủy sản ngày một tăng cao trên toàn cầu. Tính riêng khối lượng, thị trường tôm tiêu thụ khoảng 4,66 triệu tấn tôm vào cuối năm 2018 và dự kiến tăng lên 5,83 triệu tấn vào năm 2024. Tuy nhiên, các ao nuôi tôm truyền thống không đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nói trên do dịch bệnh bùng phát liên tục và tỷ lệ tôm chết cao. Từ đó, nhu cầu phát triển công nghệ nuôi tôm trên cạn bắt đầu tăng.
AquaMaof đã phát triển giải pháp khắc phục thành công các thách thức nói trên. Sau 3 năm nghiên cứu, Công ty tuyên bố đã sẵn sàng ra mắt công nghệ nuôi tôm trên cạn RAS vào đầu năm sau. Trong hệ thống này, AquaMaof nuôi tôm mật độ cao thành công, đạt tỷ lệ sống cao, FCR thấp và trong một môi trường hoàn toàn sạch bệnh với số lượng vi khuẩn được tìm thấy trong nước bể nuôi cực kỳ thấp. Ngoài ra, công nghệ mới của AquaMaof giúp kiểm soát màu sắc của tôm và di truyền của chúng thuận lợi, thúc đẩy sản xuất tôm chất lượng cao. Công nghệ mới của hãng cũng tạo điều kiện thu hoạch tỉa theo kích cỡ khác nhau, trong khi vẫn duy trì chi phí vận hành trang trại ở mức thấp.
“Cách đây 3 năm, chúng tôi đã bắt đầu nhận ra nhu cầu tiêu thụ tôm trên toàn cầu ngày càng gia tăng, cũng như nhiều thách thức mà ngành nuôi tôm truyền thống đang phải đối mặt. Chúng tôi quyết định ứng dụng công nghệ tích hợp RAS trong môi trường khép kín, giúp giải quyết các thách thức của ngành nuôi tôm truyền thống hiện nay, và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới vượt qua được các nhược điểm của hệ thống nuôi tôm truyền thống như nuôi tôm mật độ cao nhưng không tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng; đồng thời vẫn duy trì môi trường sạch bệnh” theo David Hazut, Tổng Giám đốc AquaMaof.
AquaMaof cũng tuyên bố công nghệ RAS cung cấp giải pháp nuôi và thu hoạch có trách nhiệm với nhiều đối tượng nuôi, ngoài con tôm. AquaMaof cũng xúc tiến nuôi thủy sản bền vững từ công nghệ tái sử dụng nước đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và tiêu thụ ít năng lượng. Toàn bộ hệ thống nuôi của hãng đều nói không với kháng sinh, hóa chất hoặc hormone. Với công nghệ RAS tích hợp của AquaMaof, nông dân có thể nuôi tôm quanh năm. Các công nghệ của hãng đã có mặt tại Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Đức, Slovakia, Na Uy và Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
Đất hiếm là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng bao gồm các chất như gadolinium, lanthanum, cerium và promethium
Để chủ động phòng, chống hiệu quả bệnh do vi bào tử trùng (EHP) gây ra và các bệnh nguy hiểm khác trên tôm nước lợ
Cá bè quỵt (cá khế vây vàng, cá bè cụp, cá vẩu…) có tên khoa học là Caranx ignobilis (Forsskal, 1775), là đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao