Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi tôm bền vững: Giải pháp ao lắng, nano bạc và VietGAP

Nuôi tôm bền vững: Giải pháp ao lắng, nano bạc và VietGAP
Tác giả: Minh Sáng
Ngày đăng: 07/12/2016

Trong quy hoạch phát triển nuôi tôm của Long An, vấn đề đánh giá tác động của môi trường lên nghề nuôi thủy sản cũng như ảnh hưởng của nghề nuôi thủy sản đối với môi trường xung quanh là điều cần thiết.

Theo ông Tạ Văn Nguyễn Hoàng, Q. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Long An, có hai vấn đề cần phải quan tâm để hướng tới sản xuất bền vững về mặt môi trường: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân trong cộng đồng. Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp liên ngành cần phải được thắt chặt để quản lý nguồn tài nguyên.

Trong quy hoạch phát triển nuôi tôm của vùng, vấn đề đánh giá tác động của môi trường lên nghề nuôi thủy sản cũng như ảnh hưởng của nghề nuôi thủy sản đối với môi trường xung quanh là điều cần thiết.

Đối với các khu nuôi tôm thẻ chân trắng phải có 15 - 20% diện tích tự nhiên làm ao lắng, có 5 - 10% diện tích đất tự nhiên làm khu xử lý bùn đáy ao, 5 -10% diện tích tự nhiên làm ao xử lý thải, các tiêu chuẩn chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước thải phải theo quy định của ngành.

Trước mắt, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 2224/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020, giao Sở NN- PTNT làm chủ đầu tư. Trong giai đoạn này, Long An sẽ đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước phù hợp cho từng vùng nuôi tôm, phát triển giao thông, điện lưới trung thế phục vụ nuôi tôm nước lợ tại huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ.

Ngoài ra tỉnh Long An cũng ban hành Quyết định 05/2016/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ mô hình đầu tư xây dựng ao lắng trong nuôi tôm nước lợ trên địa bàn. Theo đó, hộ nuôi tôm nào dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ao và mức 35 triệu đồng/ao cho những hộ nào cải tạo ao nuôi thành ao lắng với điều kiện các hộ phải nằm trong các tổ sản xuất. Hiện UBND tỉnh đang khẩn trương thẩm định hồ sơ của 800 hộ dân tại 2 huyện Cần Giuộc và Tân Trụ.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho người nuôi tôm, đặc biệt trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường nước, Sở KH-CN Long An đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm thành công mô hình ứng dụng công nghệ nano bạc trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại hai xã Phước Lại, Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc), cho hiệu quả kinh tế, môi trường rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Long An xây dựng 5 mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình VietGAP tại xã Phước Vĩnh Tây (3 điểm) và xã Phước Lại (2 điểm) huyện Cần Giuộc. Qua đó, giúp người dân nuôi tôm nâng cao trình độ sản xuất, nắm vững biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Thông qua xây dựng mô hình trình diễn, Trung tâm tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan để giới thiệu mô hình rộng rãi đến các hộ nuôi tôm khác được biết và áp dụng. Điểm mới trong mô hình lần này là các mô hình áp dụng phải đạt tối thiểu 80% theo bộ tiêu chí VietGAP và có ít nhất 1 hộ đạt đầy đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận VietGAP....

Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành, nhiều Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Chi hội nuôi tôm tạo các mô hình quản lý cộng đồng về môi trường, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững môi trường.

Kỹ sư Lê Thị Diệu, Trạm Khuyến nông huyện Cần Đước, Tổ trưởng tổ tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho biết: “Tổ tư vấn với 17 thành viên là kỹ sư nuôi trồng thủy sản, có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm tại các huyện Cần Đước (gồm xã Long Hựu Tây, Long Hựu Đông, Tân Chánh), Cần Giuộc (gồm xã Phước Lại, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Tân Lập), Châu Thành (gồm xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông), Tân Trụ (gồm xã Nhựt Ninh, Đức Tân)”.

Người dân được cán bộ tổ tư vấn hướng dẫn tận tình, miễn phí, đồng thời tổ cũng kiểm tra tôm, các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi và hướng dẫn cách xử lý. Hằng tháng, tổ tổng hợp kết quả tư vấn, kết quả quan trắc môi trường và kết quả xét nghiệm bệnh để thông tin đến vùng nuôi 2 lần/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam: Dân nuôi cá lồng bè lao đao vì hồ Phú Ninh xả lũ Quảng Nam: Dân nuôi cá lồng bè lao đao vì hồ Phú Ninh xả lũ

Ngày 1.12, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè dọc sông Tam Kỳ qua TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam lâm cảnh lao đao khi hồ Phú Ninh xả lũ bất ngờ.

03/12/2016
Mở rộng nuôi thủy sản, sinh vật quý hiếm bị đe dọa Mở rộng nuôi thủy sản, sinh vật quý hiếm bị đe dọa

Hội thảo "Sự phân bố và bảo tồn các loài đang bị đe dọa ở ĐSBCL đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững" do VASEP tổ chức tại Cần Thơ

05/12/2016
Tôm nước lợ 'ngược dòng' ngoạn mục, tạo bất ngờ lớn Tôm nước lợ 'ngược dòng' ngoạn mục, tạo bất ngờ lớn

Trái với lo lắng do ảnh hưởng của một năm khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, diện tích, sản lượng tôm năm nay có khả năng sẽ lập kỷ lục ở mức cao nhất

07/12/2016