Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm 4 an

Nuôi tôm 4 an
Ngày đăng: 05/11/2015

Qua hơn 4 năm triển khai, mặc dù còn một số khó khăn nhưng nuôi tôm theo VietGAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi và còn an toàn cho cộng đồng rất cần được nhân rộng…

Hiện nay nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung theo VietGAP được gói gọn trong “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn lao động trong quá trình nuôi, an toàn và an sinh xã hội.

Khác với nuôi tôm thông thường, nuôi tôm theo VietGAP có lợi thế là quy trình nuôi được quản lý, kiểm soát từ khâu lấy nước vào - ra, xử lý ao đầm cho đến khi thả giống; cung cấp thức ăn cho tôm và xử lý các dịch bệnh phát sinh đều được tiến hành theo quy trình rất chặt chẽ và nghiêm ngặt...

Mô hình nuôi tôm theo VietGAP của ông Ngô Xuân Đại ở xóm 4, xã Diễn Trung (Diễn Châu).

Toàn tỉnh hiện có 7 vùng đang nuôi tôm theo VietGAP với tổng diện tích 240 ha.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Nghệ An phấn đấu để đưa diện tích nuôi tôm VietGAP chiếm trên 50% diện tích (trên 1.000 ha), trong đó một số vùng đang triển khai sẽ được kiểm tra để công nhận vào năm 2016 - 2017 và tiếp tục trở thành hạt nhân để nhân rộng diện tích trong thời gian tới…

Tuy nhiên, để mở rộng diện tích nuôi tôm theo VietGAP một cách bền vững, vẫn còn có những hạn chế, trở ngại cần tháo gỡ.

Hiện nay một số vùng nuôi VietGAP có tư tưởng trông chờ dự án nhà nước mới tiến hành mà chưa có sự chủ động.

Để đảm bảo an toàn cho mô hình nuôi, mặc dù nhiều người nuôi đã học hỏi, áp dụng một số công đoạn, quy phạm của VietGAP nhưng vẫn có tâm lý chấp hành nửa vời; chưa tuân thủ đầy đủ theo khuyến cáo của nhà kỹ thuật như thả giống quá dày, không làm ao lắng lọc, sử dụng các chế phẩm sinh học, hóa chất ngoài danh mục hoặc sử dụng không đúng quy định…

Để nuôi tôm theo VietGAP thành công, ngoài quy hoạch chung tổng thể, mỗi mô hình phải có vị trí độc lập tương đối.

Sở dĩ các mô hình nuôi VietGAP ở tỉnh ta đạt chuẩn và nuôi thành công là do có vùng nuôi độc lập để từ đó có giải pháp xử lý nước và thực hiện quy trình nuôi một cách chủ động.

Để thay đổi thói quen, theo ông Ngô Xuân Đại, ở xóm 4, xã Diễn Trung (Diễn Châu) thì: Người nuôi tôm theo VietGAP không nên đặt nặng vấn đề năng suất và đòi giá tôm phải bán giá cao hơn nuôi thông thường.

Mục đích lớn nhất của nuôi tôm theo VietGAP là đảm bảo an toàn, giảm được dịch bệnh và giữ môi trường nuôi bền vững.

Ông Đại có gần 10 năm nuôi tôm theo phương pháp thông thường, thất bại nhiều hơn thành công, nhưng từ khi chuyển sang nuôi tôm theo VietGAP, rủi ro rất ít; mấy năm lại đây tôm chỉ có 1 loại bệnh là phân trắng nên ông chủ động xử lý được.

Không những vậy, nếu biết tính toán, nuôi vụ 2 kéo dài thì tôm thẻ có thể đạt 30 - 40 con/kg, giá không thua kém gì tôm sú (250 ngàn đồng/kg).

Với phương pháp trên, chỉ với 4 ha đầm, trong đó 1 ha dành làm ao lắng, mỗi năm, ông Đại thu trên 40 tấn tôm, lãi khoảng 2 - 3 tỷ đồng.

Tại hội thảo về nuôi tôm theo VietGAP 9 tỉnh phía Bắc diễn ra tại Nghệ An mới đây, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết: Sắp tới, cùng với hoàn chỉnh thêm bộ tiêu chí VietGAP, Bộ NN&PTNT sẽ quy định chặt chẽ hơn về quy trình sử dụng các loại hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, vật nuôi, chấn chỉnh tình trạng cung cấp và sử dụng thiếu kiểm soát như hiện nay.

Hy vọng với các giải pháp trên, mục tiêu nhân rộng diện tích nuôi tôm theo VietGAP của tỉnh ta sẽ mau chóng được thực hiện; đưa sản phẩm tôm của Nghệ An đến với thị trường rộng lớn hơn, mang lại lợi ích cho người nuôi và góp phần an toàn cho cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh Hỗ Trợ Nông Dân Mua Bảo Hiểm Tôm Sú Trà Vinh Hỗ Trợ Nông Dân Mua Bảo Hiểm Tôm Sú

Ngày 18/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai chương trình hỗ trợ 138 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho nông dân mua bảo hiểm tôm sú trong mùa vụ năm 2013.

20/02/2013
Nông Dân Thạch Thất Điêu Đứng Vì Lúa Lép Hạt Ở Hà Nội Nông Dân Thạch Thất Điêu Đứng Vì Lúa Lép Hạt Ở Hà Nội

Đến kỳ thu hoạch vụ lúa đông xuân 2012-2013, nhưng nhiều hộ dân ở các xã, thị trấn thuộc huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang như "ngồi trên đống lửa", bởi hàng trăm héc ta ruộng gieo cấy giống lúa BC15 (toàn bộ lượng giống này mua của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình) đang dần hiện hữu mất mùa, năng suất dự kiến giảm 40-70% so với vụ trước do lúa bị lép hạt. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng giống lúa BC15 mà họ đã mua để gieo cấy là giống rởm?

25/05/2013
Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.

20/02/2013
Giống Gà Ta Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Chăn Nuôi Trong Tỉnh Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Giống Gà Ta Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Chăn Nuôi Trong Tỉnh Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

27/05/2013
"Nhanh Chân" Vực Dậy Ngành Cá Tra Tỷ Đô

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

28/05/2013