Nuôi thủy sản đặc hữu theo khu vực
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám tại hội nghị “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản khu vực phía Bắc” vừa diễn ra tại Quảng Ninh.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám kiểm tra nuôi cá lồng tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang
Theo ông Tám, khí hậu, địa hình ở các tỉnh phía Bắc phù hợp để phát triển nhiều loại hình nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), đa dạng về chủng loại và phương thức nuôi trồng. Quy mô về diện tích và sản lượng chưa lớn nhưng hoạt động NTTS đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là nguồn sinh kế quan trọng của người dân, đảm bảo an ninh thực phẩm...
Tại khu vực phía Bắc, xét về mặt diện tích thì chúng ta mới phát triển được 1/3 tiềm năng. Tuy nhiên chúng ta không chỉ tập trung vào số lượng mà còn phải quan tâm đến chất lượng. Để phát huy tối đa tiềm năng, trước hết các tỉnh cần xác định được những sản phẩm thuỷ sản nào là đặc hữu thế mạnh bản địa để quy hoạch sản xuất theo chuỗi liên kết, gắn doanh nghiệp với các hộ nuôi nhỏ lẻ thành vùng nguyên liệu.
Theo Tổng cục Thuỷ sản, năm 2016 tổng diện tích NTTS có giảm nhẹ so với năm 2015 (205.253ha so với 227.416ha) nhưng tăng về sản lượng (805.391 tấn so với 731.890 tấn). Nhìn về khía cạnh năng suất có thể thấy sự quan tâm đúng hướng của các cấp ngành đối với ngành thuỷ sản khu vực phía Bắc. Hiệu quả sản xuất tăng phần lớn nhờ việc đảm bảo về con giống và nguồn nước, kỹ thuật mới và các mô hình sản xuất tiên tiến được phổ biến kịp thời đến bà con nông dân. Chất lượng sản phẩm theo đó cũng được đảm bảo ở mức cao.
Xét trên mặt bằng chung so với các loại thực phẩm phác thì hải sản có giá trị cao hơn hẳn. Đơn cử đối với con cá chiên đặc sản Tuyên Quang thì 1kg xuất bán tại chỗ có giá khoảng 500 ngàn đồng. Khi vận chuyển xuống Hà Nội có thể có giá lên đến vài triệu. Có thể thấy việc duy trì giá trị các sản phẩm giá trị cao có lợi hơn nhiều so với việc chú trọng mở rộng diện tích nuôi trồng.
Về phương diện người nông dân, do nhìn thấy lợi ích khá lớn từ thuỷ sản nên bà con khá mạnh dạn đầu tư lồng bè, con giống và thức ăn nhưng đa số làm tự phát, thiếu sức liên kết chuỗi tiêu thụ. Ở một vài nơi, dân muốn mở rộng sản xuất cũng không có đủ con giống.
Một số hộ nuôi cá lồng ở xã Thái Hoà, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cho biết, việc mở rộng thêm diện tích lồng bè đối với một vài loại cá có giá trị cao là rất khó do số lượng giống không được cung cấp đủ. Thêm vào đó phần lớn cá thương phẩm vẫn do thương lái tự tìm đến thu mua nên khá bị động trong tiêu thụ...
Hoạt động nuôi cá lồng vẫn mang tính tự phát
“Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản hiện nay khá tốt, đặc biệt là các giống tôm cá đặc hữu thế mạnh của địa phương như cá chiên, cá bỗng (Tuyên Quang), tôm sú, tôm thẻ chân trắng (Quảng Ninh), cá hồi, cá tầm (Lào Cai)... Trong NTTS, con giống đóng vai trò then chốt. Thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản cùng các viện nghiên cứu sẽ tập trung chọn tạo những giống đặc sản chất lượng cao cho từng vùng để người dân yên tâm sản xuất”, ông Tám nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), tôm Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí số 1 tại thị trường này.
Theo đánh giá của Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard), triển vọng thị trường XK các mặt hàng thủy sản trong tương lai rất khả quan.
Giá các mặt hàng thủy hải sản ở tỉnh Bạc Liêu đang tăng mạnh, nhiều loại tăng hơn 20.000 đồng/kg, nên người làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh