Nuôi Ngao Bãi Ngang Lãi Lớn

Anh Lê Minh Hoan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê 43 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến, trong đó 38 ha ngao Bến Tre, 2 ha tôm, 3 ha cua. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ngao từ tỉnh bạn và được tiếp cận các lớp tập huấn kỹ thuật, năm 2011 anh Hoan mạnh dạn thả 20 tấn giống, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi ròng 1,5 tỷ đồng.
Năm 2012, cùng với nguồn vốn tự có, anh Hoan được vay 600 triệu để đầu tư mở rộng 4 ha nuôi thả trên 30 vạn tôm thẻ chân trắng và 200 kg cua. Sau hơn 4 tháng, gia đình anh thu lãi ròng từ các loại nuôi trên 1 tỷ đồng...
Theo anh Hoan, nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống cần phải vệ sinh bãi như dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể, lấp chỗ trũng, san phẳng bãi. Chọn giống có địa chỉ tin cậy, nên thả giống ngao lớn sẽ nhanh thu hoạch và đỡ bị thất thoát; bãi thả có nền đất cát hoặc cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống thường xuyên, chọn bãi triều cao, sóng gió êm.
Bãi nuôi phải bằng phẳng là thích hợp nhất cho ngao phát triển. Chọn mùa vụ thích hợp để thả giống, tránh thả ngao vào những tháng mưa (từ tháng 9 - 10); nên thả ngao vào tháng 2 để thời gian thu hoạch thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Vừa qua, anh Hoan đã thành lập HTX Dịch vụ thủy sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3,5 triệu đ/người/tháng. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, anh Hoan còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo như đóng góp xây dựng hội quán, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, đặc biệt cho hộ nghèo vay vốn (không tính lãi) phát triển SX.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày vừa qua, bà con nông dân xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tiến hành thu hoạch lúa đông xuân. Niềm vui được mùa lúa như tiếp thêm động lực cho người dân vùng ven biển quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả giữa cái nắng như thiêu đốt của mùa hè.

Nắng nóng kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn hécta đất trồng lúa ở Nghệ An bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.

Sản lượng thuỷ sản nhiều năm qua ở huyện Năm Căn (Cà Mau) không đạt theo kế hoạch do nhiều yếu tố. Trong đó một phần do chất lượng con giống gây nên.