Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi nai

Nuôi nai lấy nhung nhỏ gọn cho doanh thu khá

Nuôi nai lấy nhung nhỏ gọn cho doanh thu khá
Tác giả: Minh Thùy
Ngày đăng: 31/08/2016

Năm 2007, khi đang là cán bộ khuyến nông kiêm thú y xã, anh Long ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) tình cờ biết đến mô hình nuôi nai lấy nhung của người bạn ở xã Ân Tín.

“Bạn tôi chỉ làm một chuồng nhỏ với 5 con nai, trong đó có 4 con đã cho thu hoạch.

Khi thu hoạch nhung, thương lái mua với giá 21 triệu đồng một kg, tôi thấy quá hấp dẫn nên quyết định chuyển đổi mô hình chăn nuôi của gia đình", anh kể.

Bán hết heo thịt và nhím đang nuôi, anh Long vay mượn thêm xây chuồng trại và mua nai giống.

Con nai giống 40 kg đầu tiên anh mua có giá 17 triệu đồng.

Ba năm sau, bán lứa nhung đầu tiền, anh mới thanh toán xong khoản tiền vay mượn ban đầu.

Nhận thấy mô hình khả quan, năm 2008 anh Long mua tiếp một cặp nai giống (một đực, một cái) của trại nuôi ở phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với giá 39 triệu đồng.

Một năm sau đó, hai con đực giống cho thu lứa nhung đầu tiên, riêng con cái làm nhiệm vụ sinh sản.

Vừa nuôi, vừa tăng đàn đến năm 2012, số nai của gia đình anh Long tăng lên 6 con, 5 con đực thu nhung, một con cái sinh sản.

Theo anh Long, dù chưa có nhiều sách phổ biến quy trình nuôi nai, nhưng qua gần 8 năm chăn nuôi, anh nhận thấy nuôi nai không quá phức tạp.

Theo cựu cán khuyến nông này, thức ăn của nai chủ yếu là các loại lá rừng, bổ sung thêm cỏ và cám.

Mỗi ngày nai ăn hai bữa, sáng và chiều tối.

Lá 'khoái khẩu' nhất của nai là sung, mít.

Cứ 10 ngày cho ăn cỏ, 20 ngày cho ăn lá rừng.

Chuồng trại đầu tư đơn giản, mỗi con được nuôi trong một ô, đảm bảo vệ sinh, thức ăn và nước uống.

Nai khoảng 4 tuổi bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm cho thu nhung hai lần vào tháng 8 và tháng 11 dương lịch.

Tuy nhiên, đảm bảo sức khỏe cho nai, chỉ nên thu nhung một lần vào tháng 11.

Số nhung tăng lên theo thời gian và độ tuổi của nai.

Muốn đảm bảo số lượng nhung, phải giữ được khẩu phần thức ăn tốt cho nai.

Theo anh Long, nai rất nhát, đến kỳ thu nhung phải hết sức cẩn thận.

Muốn thu nhung nai an toàn cần có dụng cụ cùng 7 người cùng giúp việc.

Sau khi thu nhung, phải cầm máu, sát trùng và đưa nai vào lại chuồng sau gần một giờ đồng hồ.

Nai ít bị dịch bệnh, nên chủ yếu phòng bệnh lở mồm long móng.

Một vòng đời của nai trung bình dài 30 năm.

Ngoài việc nuôi nai lấy nhung, anh Long còn nhân giống bán.

“Năm 2013, tôi bán một cặp nai giống với giá 65 triệu đồng.

Năm 2014, bán 3 nai đực giá 83 triệu.

Hiện tại tôi còn 5 năm con, 4 con đực và một con cái.

Nhung nai thời điểm này dù giá chỉ còn 15 triệu đồng một kg, nhưng bình quân mỗi năm thu nhập từ nhung và nai giống trên 50 triệu đồng, có lúc lên tới 100 triệu", anh Long chia sẻ và cho rằng nuôi một con nai bằng nuôi hai con bò.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Ngiệm Nuôi Nai Lấy Nhung Kinh Ngiệm Nuôi Nai Lấy Nhung

Ông Vũ Văn Thuận có hai trại nuôi nai ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) - (rộng 500m2, nuôi 7 con) và huyện Phù Mỹ (nuôi trên 10 con). Xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi nai của ông Thuận.

04/01/2011
Nuôi Hươu Cái Sinh Sản Nuôi Hươu Cái Sinh Sản

Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôi hươu sao

19/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Nai, Hươu Kỹ Thuật Nuôi Nai, Hươu

Việt Nam chỉ có 2 loài hươu: Hươu sao (Cervus nippon) phân bố từ Quảng Bình trở ra, nhưng hầu như ở trạng thái tự nhiên đã bị tuyệt chủng, mà chỉ còn ở trạng thái nuôi dưỡng. Hươu đỏ (Cervus porinus) còn phát hiện ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng rất hiếm

04/01/2011