Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Rừng Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái

Nuôi Heo Rừng Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái
Ngày đăng: 27/09/2011

Hiện nay có nhiều nông dân làm giàu chân chính từ việc chăn nuôi những động vật hoang dã mà thị trường ưa chuộng.

Không chỉ từ thoát nghèo đến làm giàu, họ còn góp tay vào bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ký ở 332, ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Vườn Cò mà ông còn được biết bởi đang sở hữu một trang trại nuôi heo rừng, có lợi nhuận khá cao.

Vào cuối năm 2004, con trai ông từ Tây Ninh về mang theo một cặp heo rừng thuần chủng. Biết heo rừng đang là đặc sản ưa chuộng của người dân thành phố, ông nảy ý định nuôi thử nghiệm. Bước đầu nuôi heo rừng của ông khá truân chuyên. Ông phải lặn lội tới nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm lai tạo con giống. Bằng kinh nghiệm của một lão nông đã nhiều năm gắn với chăn nuôi, trồng trọt, ông đã tự tìm ra cách lai tạo con giống riêng đem lại năng suất và hiệu quả cao.

Khi heo rừng tới kỳ sinh sản, ông kết hợp với heo hướng nạc tạo ra con giống lai với 80% máu heo rừng. Từ đàn giống này ông tiếp tục gây giống và cho lai với heo rừng nhập từ Malaysia về. Kết quả, ông đã có thêm đàn heo con thuần chủng tới 90%. Đặc biệt, khi phối giống heo rừng với heo lai, mỗi lứa ông có được từ 6 - 9 chú heo con, gấp đôi lượng sinh sản của heo rừng khi phối giống với heo rừng. Trong khi đó thịt heo rừng lai cũng ngon không kém thịt heo rừng hoang dã. Sáng kiến trên của ông đã được Hiệp Hội các nhà khoa học thành phố tặng bằng khen.

Đến với khu vực nuôi heo rừng của ông điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là việc xây dựng chuồng trại và thức ăn cho chúng thật đơn giản, chỉ cần quây gọn một khu vực thành những cái lán để chúng tránh mưa, nắng là được. Thức ăn cho heo rừng hầu hết là cám gạo, khoai mì, rau lục bình và rau lang … cho ăn sống. Thuận lợi nhất của việc nuôi heo rừng là không phải tắm rửa, dọn chuồng trại cho chúng thường xuyên và heo rừng cũng ít khi bị bệnh. Heo con khi nuôi được ba tháng là có thể tách mẹ nuôi riêng và sáu tháng có thể bán thịt. Điểm đặc biệt của việc nuôi heo rừng là thời gian nuôi càng dài thịt heo càng ngon và giá trị hơn.

Hiện đàn heo rừng của gia đình ông trên 200 con, trong đó có 40 cái sinh sản, bình quân một cái sinh sản hai lứa trên năm, đạt 14 – 15 con. Thức ăn của heo rừng, gia đình ông tận dụng cây lục bình ở dòng sông Tắc, chỉ tốn chi phí cám gạo. Bình quân 1 con heo phải tốn 3 kg thức ăn trên ngày, trong đó 2 kg rau củ quả cộng với 1 kg cám gạo. Ngoài ra, ông còn tận dụng trái cây bị hư ở vườn để bổ sung thêm thức ăn cho heo. Với cách chăm sóc như thế, ông bán heo giống đạt trên 500 con/năm, giá 4 – 5 triệu đồng/cặp và giá heo thịt 90 – 100.000đ/kg, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng/năm. Tính ra lợi nhuận từ khu du lịch và heo rừng là 200 triệu/năm. Ngoài ra, còn giải quyết được 12 lao động nhàn rỗi tại địa phương, với mức lương 1,5 triệu đồng; giúp cho 7 hộ trên nhiều lĩnh vực với mô hình VAC kết hợp du lịch sinh thái và nuôi heo rừng, thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng.

Ở địa bàn phường có trên 22 hộ nuôi heo rừng nhỏ lẻ, nông hộ không có vốn, ông cho mượn heo giống để nuôi. Tiến tới ông xây dựng và thành lập tổ hợp tác nuôi heo rừng, để cung cấp sản phẩm thịt heo rừng sạch cho siêu thị Metro và Coop Mart. Bình quân một tuần hai siêu thị này tiêu thụ trên 300kg thịt heo, phải mất 600kg heo thương phẩm, thịt heo của gia đình ông không đủ cung ứng nhu cầu. Được biết, trong thời gian tới ông Ký sẽ xây dựng thêm một trang trại nuôi heo rừng rộng khoảng 1ha để mở rộng quy mô sản xuất.

Với phương thức làm ăn hiệu quả, gia đình ông đã nhiều năm liền được bầu chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp; nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp Thành phố 3 năm liền và được khen thưởng Huy hiệu thành phố, gia đình văn hóa 6 năm liền.


Có thể bạn quan tâm

Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô

Anh Lê Quang Anh, một nông dân trồng Atisô ở Thái Phiên cho biết, atisô chỉ được giá vào tháng 6, tháng 7 (mùa nghịch). Còn lại, giá cao nhất dịp trước Tết cũng chỉ đạt 50.000 đ/kg. Hiện giá atisô đang xuống và sẽ còn xuống nữa. Do vậy nhà vườn chỉ thu hoạch atisô khô cung cấp thị trường dược liệu. Hiện giá bông atisô khô bán được 300.000 đ/kg. Để có 1 kg bông atisô khô phải cần 7 kg atisô tươi.

06/03/2014
Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN- PTNT ngày 4/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi bày tỏ lo ngại trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành chăn nuôi khó có thể phục hồi do sức mua của thị trường quá yếu…

06/03/2014
Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

06/03/2014
Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

06/03/2014
Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

06/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.