Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi hàu giúp cải thiện chất lượng nước

Nuôi hàu giúp cải thiện chất lượng nước
Tác giả: Hải Băng - Theo Chesapeakebay, NOAA
Ngày đăng: 14/06/2018

Theo một nghiên cứu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) và Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), nuôi hàu ở vùng cửa sông Potomac có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Aquatic Geochemistry.

Nguồn: Chesapeakebay 

Ô nhiễm từ dòng chảy đô thị, ngoại ô và nông nghiệp từ lâu đã khiến cho Potomac, nơi có lưu vực sông kéo dài 4 bang và quận Columbia và có dân số cao nhất trong khu vực Vịnh Chesapeake trở nên khó khăn. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho có thể thúc đẩy sự phát triển của tảo nở hoa, khiến hàm lượng ôxy trong nước giảm thiểu nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Tuy nhiên, hàu, loài chủ yếu ăn lọc, chúng có thể làm sạch một khối lượng nước khổng lồ do tảo gây ra.

Các nhà khoa học thuộc NOAA và USGS cho biết, tổng nitơ hiện có đang gây ô nhiễm vùng cửa sông Potomac có thể được loại bỏ nếu 40% lòng sông được sử dụng để nuôi động vật có vỏ. Các nhà nghiên cứu xác định rằng, sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và khôi phục những rặng hàu có thể giúp phục hồi và mang lại lợi ích lớn đến toàn bộ hệ sinh thái.

TS Suzanne Bricker, nhà khoa học vật lý Trung tâm Quốc gia về khoa học biển ven biển Mỹ thuộc NOAA và là tác giả chính của bài báo cho biết: “Biện pháp thích hợp nhất để giảm hiện tượng phú dưỡng ở cửa sông Potomac là kết hợp nuôi thủy sản với khôi phục các rặng hàu để phục hồi chất dinh dưỡng. Kết quả của sự kết hợp có thể loại bỏ đáng kể các chất dinh dưỡng và tác động trực tiếp đến hiện tượng phú dưỡng nước cũng như cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề chất lượng nước liên tục và lâu dài”.

Phương pháp này ngoài lợi ích giúp quản lý chất lượng nước, giải quyết ô nhiễm môi trường còn có thể cung cấp sản phẩm thủy sản sạch cho thị trường, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, đây nên được coi là một giải pháp bổ sung chứ không phải thay thế để giảm sự ô nhiễm nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả luân canh tôm thẻ chân trắng - cá rô phi Hiệu quả luân canh tôm thẻ chân trắng - cá rô phi

Cá rô phi được lựa chọn vì có một số ưu điểm sau: Tốc độ tăng trưởng nhanh; Có khả năng thích nghi tốt ở cả môi trường nước ngọt và lợ; Dễ nuôi

13/06/2018
Tôm – lúa: Thông minh, hiệu quả và thích ứng biến đổi khí hậu Tôm – lúa: Thông minh, hiệu quả và thích ứng biến đổi khí hậu

Theo thống kê, hiện, cả nước mới phát triển được khoảng 170.000 ha mô hình tôm - lúa, với năng suất tôm trong mô hình bình quân cũng mới đạt 170 - 200 kg/ha

13/06/2018
Tiềm năng từ nuôi cá lóc Tiềm năng từ nuôi cá lóc

Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở ĐBSCL bởi chất lượng thịt thơm ngon, giá thành hợp lý; là đối tượng nuôi nhiều triển vọng.

13/06/2018