Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông
Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh. Những năm gần đây, nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 100C đã gây thiệt hại lớn đến nguồn tôm bố mẹ cũng như sản lượng tôm thương phẩm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch SX năm sau.
Để nuôi giữ tôm càng xanh qua đông, một số cơ sở SX ở miền Bắc đã đầu tư nhiều cho công trình trú đông phục vụ cho tôm càng xanh.
1. Nuôi tôm càng xanh qua đông trong ao
Dùng ao sâu từ 2 –3m nước, nơi khuất gió, trên mặt ao thả bèo với diện tích chiếm 1/2 – 1/3 mặt nước ao hoặc trong ao thả nhiều gốc cây, các bó chà cho tôm trú ẩn. Có một số nơi đã dùng thùng phi chứa bếp than tổ ong thả xuống nước để nhiệt độ tỏa ra từ bếp làm nóng nước, tạo nhiệt độ thích hợp cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm qua đông cần dùng thức ăn công nghiệp, cho tôm ăn vào ngày nắng ấm, khẩu phần ăn thức ăn chiếm 1 – 2% khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tôm có thể đạt tỷ lệ sống 50% – 60%.
2. Nuôi tôm qua đông trong lồng
Thả lồng nuôi tôm ở những hồ chứa sâu 2 –3m nước, mật độ tôm nuôi từ 100 – 200 con/m3 lồng ngập nước. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạt 30%, khẩu phần thức ăn chiếm 2 – 3%, khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tốc độ sinh trưởng của tôm tuy chậm nhưng tỷ lệ sống cao, đạt 70 – 80%.
3. Nuôi tôm ở vùng nước khoáng ấm
Một số nơi như huyện Kim Bôi (Hòa Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Tiền Hải (Thái Bình), Bắc Quang (Hà Giang), Sơn La, Bắc Cạn... có thể dùng nước khoáng ấm để nuôi tôm qua đông. Nuôi trong ao hoặc bể, song nguồn nước phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm, các yếu tố môi trường phải đảm bảo pH=6–8, ôxy hòa tan>3mg/l, độ cứng 20mg/l, sắt 0,2mg/l. Nuôi theo cách này tỷ lệ tôm sống đạt 90 – 95%.
4. Nuôi tôm qua đông trong nhà ấm
Có thể xây các bể nuôi tôm trong nhà kín gió, có mái che, có đủ ánh sáng và có lò hơi đun bằng than hoặc đặt máy nâng nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, nuôi theo cách này phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ chi phí cao.
Nuôi tôm càng xanh qua đông dù bằng cách nào, song cũng phải đặt máy quạt nước hoặc máy sục khí trong ao hoặc bể đẻ cung cấp ôxy cho tôm. Những năm gần đây, việc sinh sản nhân tạo tôm càng xanh đã phát triển nuôi rộng ở các tỉnh phía Bắc, do đó cần quan tâm nuôi giữ tôm qua đông để chủ động được nguồn tôm giống cung cấp cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii là loài có kích thước lớn nhất trong số các loài tôm nước ngọt.Tôm phân bố chủ yếu ở sông, rạch, cửa sông vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn sao cho đạt hiệu quả, vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm hơn 50% chi phí vụ nuôi.
Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.
Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.