Nuôi gà nòi lai thương phẩm theo hướng an toàn sinh học
Tham gia mô hình, bà con được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh trên gà nòi lai, được hỗ trợ 60% giá trị con giống, 30% giá trị thức ăn, vật tư...
Mô hình chăn nuôi gà của hộ Trần Ngọc Thảo tại ấp Kênh 3, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận.
Tháng 8/2019, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận triển khai mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm theo hướng an toàn sinh học tại 5 xã Bình Minh, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong và thị trấn với số lượng 2.000 con do 10 hộ thực hiện.
Các hộ được cấp gà giống có trọng lượng 30 gram. Trong thời gian nuôi úm, số gà hao hụt là 49/2.000 con, nguyên nhân do quá trình vận chuyển xa, gà con yếu, hở rốn.
Đến nay, tỷ lệ gà nuôi sống trung bình các hộ đạt 94,75% (hao hụt 106 con/2.000 con), vượt so với kế hoạch 4,75%. Nguyên nhân hao hụt là do thời tiết đang chuyển mùa, chuồng nuôi hở ảnh hưởng đến đàn gà và do tiêm phòng gà bị sốc vắc-xin, nhất là vắc-xin cúm gia cầm và tụ huyết trùng.
Tốc độ tăng trọng bình quân của gà đạt 15,8 gram/ngày. Trong giai đoạn úm, trọng lượng của gà tăng trọng tương đối đều nhau. Sau 12 tuần, trung bình mỗi hộ lợi nhuận 4.163.000 đồng. Giá thành trung bình là 54.000 đồng/kg, hộ có lợi nhuận cao nhất là 6.777.000 đồng, hộ có lợi nhuận thấp là 581.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi gà đồi đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Dù đã huy động hết công suất chăn nuôi, trang trại của anh Chu Đình Thiên (Hưng Yên) vẫn không tránh được tình trạng “cháy hàng” con giống gà Đông Tảo ông, bà.
Chăn nuôi gà bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học là mô hình do Sở Lao động - thương binh - xã hội tỉnh Bình Định hỗ trợ 26 hộ