Nuôi cá lóc thương phẩm gắn với tiêu thụ
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) phối hợp UBND xã Phú Thuận B tổ chức hội thảo báo cáo mô hình nuôi cá lóc thương phẩm gắn với tiêu thụ cho hơn 30 hộ dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Tiến Phương bên mô hình nuôi cá lóc của gia đình
Mô hình được triển khai thí điểm tại hộ ông Nguyễn Tiến Phương ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B với diện tích hơn gần 200 m2. Trong đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ số tiền 20 triệu đồng cho 50% cá giống và 30% thức ăn. Phương thức nuôi trong vèo với 30.000 con giống, mật độ 150 con/m2.
Sau 5 tháng thả nuôi, ông Phương thu hoạch được 6,2 tấn cá, bán với giá 37.500 đồng/kg. Trừ chi phí gia đình thu lãi 4 triệu đồng/tấn cá thương phẩm. Bên cạnh đó, hộ ông Nguyễn Tiến Phương còn tiến hành chế biến sản phẩm cá lóc thương phẩm thành sản phẩm khô cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần. Bình quân, 4kg cá lóc thương phẩm sẽ cho 1 kg khô đạt chuẩn. Theo ông Phương, với điều kiện nuôi an toàn, không sử dụng kháng sinh, cá đạt chuẩn nên sản phẩm khô có giá trị rất cao. Hiện tại, khô cá lóc Tiến Phương đã có mặt hầu hết các thành phố từ Nam ra Bắc và các siêu thị lớn nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh.
Việc nuôi cá lóc thương phẩm gắn với tiêu thụ và chế biến sản phẩm là hướng đi mới, đảm bảo tính bền vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu tiên ở Tiền Giang, một nông dân đã nuôi thành công lươn sinh sản trên vùng ngập lũ đầu nguồn. Đó là ông Đặng Văn Hai, ngụ ấp 9B, xã Mỹ Thành
Một công bố mới đây của các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới để đếm cá hồi Thái Bình Dương bằng việc phân tích DNA từ chất nhờn mà chúng để lại trong dòng
Bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt bằng con giống nhân tạo, sử dụng nước ngầm.