Nuôi Cá Dứa
Cá dứa (Pangasius kunyit) sống ở vùng nước mặn và lợ là một loài cá da trơn có hình dáng hao hao như cá tra, cá ba sa, nhưng thịt săn chắc, nhiều nạc hơn. Cá dứa nổi tiếng nhất xưa nay là ở Cần Giờ (TP.HCM) và các cửa sông Bồ Đề, Cửa Lớn (Cà Mau)… Chính vì đặc điểm sinh trưởng và giá trị thương phẩm của loài cá này mà KS.Tống Minh Chánh mơ ước có một ngày sẽ đưa nó về vùng nước ngọt và lợ để phát triển. Và hoài bão của anh đã thành hiện thực.
Sống ở nước mặn và lợ, cá dứa là một loài cá da trơn có hình dáng giông giống cá tra, nhưng thịt săn chắc và ngon hơn.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh Tống Minh Chánh học ngành y nhưng sau đó lại chuyển sang ngành thủy sản, tốt nghiệp năm 1989, nuôi cá ba sa và tới nay đã có 18 bè. Anh nói: “Thời đó, nguồn cá giống là từ thiên nhiên, mãi đến năm 1998 các nhà khoa học mới cho ra đời con cá giống nhân tạo”. Anh đã mày mò học hỏi về kỹ thuật ươm cá giống và cuối cùng lập được một hệ thống ươm hiện đại, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 3 triệu con giống. Anh đứng ra thành lập công ty ở An Giang, nhưng rồi cá tra và cá ba sa rớt giá. Từ đó, anh chú tâm nghiên cứu về con cá dứa.
Anh nói: “Cá dứa có thể là loài cá chủ lực trong tương lai”.
Sau gần 3 năm nghiên cứu, anh hoàn chỉnh được quy trình sinh sản của cá dứa và bắt đầu nuôi thử nghiệm ở Trà Vinh và các huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP.HCM.
Anh cho biết hiện đang sở hữu một đàn cá dứa bố mẹ trên 10 tấn, mỗi năm cho ra đời hàng trăm triệu con giống, đủ cung ứng cho các trang trại lớn. Anh cho biết cá dứa có thể sống khỏe trong môi trường nước lợ từ 0 đến 20% mặn, ít bệnh tật. Tại Cần Giờ, giá cá tươi hiện là 45.000 đ/kg và cá khô 200.000 đ.
Có thể nói anh Chánh là người đầu tiên đưa con cá dứa về các vùng nước lợ.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 3 năm nghiên cứu, anh hoàn chỉnh được quy trình sinh sản của cá dứa và bắt đầu nuôi thử nghiệm ở Trà Vinh và các huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Bay, thôn Thiên Phúc, xã Trung Chính (Lương Tài), có 2 mẫu đất (trong đó có 1,2 mẫu ao) chuyên nuôi cá thịt. Qua nhiều năm sản xuất, ông đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho các đối tượng thuỷ sản, đặc biệt là trồng rau lấp vụ đông trên chân đất trũng cấy 2 vụ lúa để làm thức ăn nuôi cá trắm cỏ cho hiệu quả kinh tế cao.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm hóa sinh liên quan đến độc tính của Aeromonas hydrophỉla, một vi khuẩn thường gây bệnh cho cá, ở Việt Nam chưa có các công trình tương tự.
Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại cho bà con. Sau đây tôi xin hướng dẫn kỹ thuật phòng và trị bệnh Viêm đường ruột hay còn gọi là đốm đỏ trên cá trắm cỏ.