Nông sản Việt sẽ có mặt ở Mỹ nhiều hơn sau TPP
Trả lời câu hỏi về, nền nông nghiệp của Việt Nam và Mỹ sẽ tác động qua lại như thế nào khi gia nhập TPP, ông T.Vilsack cho biết: “Tôi không nghĩ bất kỳ quốc gia nào đó sẽ ký các hiệp định thương mại nếu họ cảm thấy hiệp định đó sẽ gây khó khăn cho người sản xuất trong nước trong việc cạnh tranh, cung cấp sản phẩm và phát triển nền kinh tế”.
“Các nghiên cứu đã cho thấy hiệp định thương mại này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Một nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều nhu cầu. Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất và nông dân Việt Nam sẽ có thêm nhiều khách hàng, và cũng giúp người tiêu dùng ở các quốc gia thành viên TPP biết đến các loại nông sản tại Việt Nam”- ông T.Vilsack chia sẻ.
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đưa dẫn chứng ví dụ như trái xoài. Hiện ở Mỹ có nhu cầu rất cao về trái xoài. Khi trái xoài được nhập khẩu vào Mỹ, người tiêu dùng Mỹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn: “Chúng tôi không trồng xoài, mà nếu có trồng thì cũng chỉ trồng trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Vì vậy, các nhà sản xuất ở Việt Nam cần hiểu rằng có các cơ hội thâm nhập thị trường thực sự cho các sản phẩm của họ” - ông T.Vilsack bộc bạch.
Ông T.Vilsack cũng cho biết, khi thuế quan giảm, hàng hóa của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều ở thị trường Mỹ. Đây là một xu hướng tích cực và là cơ hội cho Việt Nam và Mỹ, không chỉ giúp tăng cường quan hệ giữa hai nước mà còn gửi một thông điệp đến các quốc gia rằng chúng ta không quá phụ thuộc vào việc giao thương với các quốc gia đó. Đây cũng là thông điệp tốt chúng ta muốn gửi đến Trung Quốc. Chúng ta không nhất thiết phải giao thương với Trung Quốc. Chúng ta có thể giao thương với phần còn lại của thế giới và đem lại lợi nhuận.
“Chúng tôi mong chờ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia sẽ được tăng cường khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở cả Việt nam và Hoa Kỳ. Một nghiên cứu gần đây về tác động của TPP đối với kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm đến 10%, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều công ăn việc làm hơn và thu nhập cao hơn cho người dân. Điều này cũng đúng với Mỹ”- ông T. Vilsack nói.
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay (28.4), sau hơn 20 ngày ngư dân ở vùng biển thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chịu thiệt hại do cá nuôi lồng bè và không ra biển đánh bắt được, đã có 180 tấn gạo về với ngư dân.
Sáng nay, tại trụ sở Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội ND tỉnh) UBND tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị “Xúc tiến thương mại tiêu thụ vải quả và nông sản tỉnh Hải Dương năm 2016”.
Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT) cho rằng, có sự “không bình thường” trong việc giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm từ đầu tháng 4 đến nay, xuống mức 370USD/tấn. Tuy nhiên, trên thực tế, giá gạo Việt xuất khẩu từ đầu năm đến nay cao nhất cũng chỉ ở mức 369USD/tấn.