Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng
Giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp năm 2015 đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2010.
Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất đạt 90 triệu đồng/năm.
Mỗi năm ông Lê Quang Minh (xã An Lập, huyện Dầu Tiếng) thu lời 3 tỷ đồng từ 4 trại nuôi gà lạnh.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị, hiệu quả cao.
Lĩnh vực trồng trọt đã quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cây trồng có giá trị như rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh.
Phương pháp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp truyền thống cũng được thay bằng các phương pháp mới, góp phần giảm chi phí lao động, tăng thu nhập như thiết kế hệ thống tưới tự động theo công nghệ của Israel, 100% diện tích canh tác cây lâu năm được cơ giới hóa.
Nhiều mô hình trồng cam, quýt, bưởi, trồng rau trong nhà lưới...
cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm/ha, cá biệt có mô hình đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, như trồng hoa lan.
Hiện trên địa bàn Bình Dương có 12 công ty sản xuất, chăn nuôi heo giống, heo thịt (gần 200.000 con), gà giống, gà thịt và gà đẻ trứng (trên 5,2 triệu con).
Các công ty này đều đầu tư giống mới, hệ thống chuồng lạnh tập trung, sử dụng thiết bị chăn nuôi tự động gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/lứa đối với đàn heo thịt 900 - 1.200 con và đàn gia cầm từ 12.000 - 15.000 con.
Cũng theo ông Bông, nhờ áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp nên kinh tế khu vực nông thôn phát triển nhanh, trên 97% nhà ở nông thôn được xây dựng kiên cố và khang trang; 99,9% hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia; trên 85% đường huyện được tráng nhựa và bê tông hóa; hệ thống thủy lợi đảm bảo yêu cầu tưới tiêu cho 100% diện tích lúa và cây ngắn ngày...
Đặc biệt, thu nhập bình quân của tỉnh đã đạt 59 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm
Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.
Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.
Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.